Ngành Du lịch

1. Mục tiêu chung

Hướng đến đào tạo cử nhân ngành Du lịch có đủ năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. Cụ thể chương trình đào tạo ngành Du lịch có những mục tiêu sau:

– Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội.

– Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong quản trị kinh doanh và những kiến thức chuyên sâu trong cung ứng dịch vụ du lịch và quản lí du lịch.

– Rèn luyện cho người học những kỹ năng thiết yếu trong thực hành quản trị doanh nghiệp du lịch và một ý thức phục vụ khách hàng, phục vụ cộng đồng tốt.

– Trang bị nền tảng kiến thức và phương pháp để học tập suốt đời.

2. Chuẩn đầu ra

Sinh viên ngành Du lịch khi tốt nghiệp có các năng lực sau:

2.1. Kiến thức

2.1.1. Kiến thức cơ bản

TT
CĐR
ngành
Tên chuẩn đầu ra về kiến thức cơ bản
1 CĐR1 Có các nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2 CĐR2 Có các kiến thức khoa học xã hội, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch.
3 CĐR3 Có các kiến thức khoa học cơ bản như liên quan đến kinh tế, du lịch và quản trị kinh doanh để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch.

2.1.2. Kiến thức chuyên ngành

TT
CĐR
ngành
Tên chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành
1 CĐR4 Có các kiến thức chuyên sâu liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch như: quản lý tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý du lịch bền vững, hiểu và vận dụng tốt kinh doanh khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh lữ hành và các loại hình du lịch trọng điểm và mang tính thời đại như du lịch ẩm thực, du lịch lễ hội sự kiện…
2 CĐR5 Hiểu sâu về các nguyên tắc và nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị một doanh nghiệp du lịch cũng như các kiến thức hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh, phục vụ khách du lịch.
3 CĐR6 Hiểu sâu về các kiến thức bổ trợ đối với ngành du lịch như: quản lý hệ thống thông tin du lịch, kế toán tài chính, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn.
4 CĐR7 Hiểu sâu phương pháp phân tích, đánh giá các vấn đề phát triển kinh tế du lịch và kinh tế xã hội.

2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng cơ bản

TT
CĐR
ngành
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản
1 CĐR8 Có kỹ năng tốt về thu thập, phân tích và xử lý thông tin; có khả năng đọc hiểu và viết được tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh. Và đặc biệt là phải trang bị được các kỹ năng cần thiết trong xử lý tình huống trong từng lĩnh vực kinh doanh thuộc về du lịch như khách sạn, nhà hàng, lữ hành; thường xuyên thực hành, rèn luyện để không ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
2 CĐR9 Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Chủ động trong công
việc đồng thời có khả năng thực hiện công việc nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết, tạo động cơ, đồng cảm, chia sẻ.
3 CĐR10 Sử dụng thông thạo các công cụ công nghệ thông tin, các phần mềm phổ thông và chuyên dụng để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp.
4 CĐR11 Có thể giao tiếp kinh doanh với trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 (hoặc tương đương) trở lên.
5 CĐR12 Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và quản lý trong công việc; kỹ năng khởi nghiệp, dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

TT
CĐR
ngành
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề nghiệp
1 CĐR13 Thực hành tốt các hoạt động cung ứng dịch vụ trong các doanh nghiệp lữ hành và tham quan giải trí.
2 CĐR14 Thực hành tốt các hoạt động Marketing, nhân sự, tài chính trong các doanh nghiệp du lịch.
3 CĐR15 Kỹ năng hoạch định: có khả năng xây dựng chiến lược phát triển;
lập kế hoạch phát triển, xây dựng các chương trình, dự án phát triển du lịch.
4 CĐR16 Phân tích, xây dựng, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình trong các hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động chức năng khác của các doanh nghiệp du lịch.
5 CĐR17 Có khả năng sử dụng các công cụ để phân tích đánh giá thực tiễn phát triển và các chính sách phát triển về du lịch.

2.3. Thái độ và hành vi

TT
CĐR
ngành
Tên chuẩn đầu ra về thái độ và hành vi
1 CĐR18 Tuân thủ quy định của pháp luật: Nhận thức đúng đắn và thực hiện các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
2 CĐR19 Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: Tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức kỷ luật cao.
3 CĐR20 Có khát vọng cống hiến vươn lên, có tinh thần phục vụ cộng đồng, tham gia các hoạt động cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội.

3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm ở các vị trí trực tiếp cung ứng dịch vụ trong các doanh nghiệp lữ hành (nhân viên thiết kế tour, nhân viên điều hành tour, nhân viên bán tour) và các vị trí tác nghiệp trong các bộ phận chức năng (Marketing, Nhân sự, Tài chính) của các doanh nghiệp du lịch.

Sinh viên cũng có thể đảm nhiệm vị trí tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp du lịch với các chức danh thực thi hoặc điều hành các chức năng marketing, tài chính, nhân sự và tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu phát triển du lịch.

Sau khi trải nghiệm ở vị trí nhân viên, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí giám sát của các nhóm nhân sự trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc thuộc các hoạt động chức năng.

Sau một thời gian làm việc đã có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí cao hơn trong bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp du lịch như trợ lý cho các trưởng bộ phận, trưởng bộ phận, các nhà quản trị cấp cao và thậm chí, có thể tự làm chủ một doanh nghiệp du lịch.

 

About Khảo thí

Tin liên quan

Thông báo về việc khảo sát của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Du lịch học kỳ II (đợt 1) năm học 2023-2024

Với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Du lịch thông báo …