1. Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc trách nhiệm để có khả năng độc lập hoặc hợp tác làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch – khách sạn và môi trường có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn có những mục tiêu sau:
– Trang bị các kiến thức để xây dựng phẩm chất chính trị, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, có ý thức bảo vệ và phát huy các tài nguyên du lịch của quốc gia, có trách nhiệm trong phục vụ cộng đồng và khách hàng.
– Trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học quản lý, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và nhà hàng.
– Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh, khả năng nghiên cứu, tư duy và phản biện để có khả năng quản lý, điều hành hoặc thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có các năng lực sau:
2.1. Kiến thức
2.1.1. Kiến thức cơ bản
TT | Mã CĐR ngành | Tên chuẩn đầu ra về kiến thức cơ bản |
1 | CĐR1 | Có các kiến thức chung về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước. |
2 | CĐR2 | Hiểu biết cơ bản về kinh tế – xã hội và khoa học quản lý ngành khách sạn, du lịch. |
3 | CĐR3 | Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan của ngành du lịch và khách sạn. |
2.1.2. Kiến thức chuyên ngành
TT | Mã CĐR ngành | Tên chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành |
1 | CĐR4 |
– Có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh du lịch. – Hiểu sâu về các đặc điểm, đặc trưng tâm lý, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch và xu hướng của thị trường khách du lịch trong nước và trên thế giới. – Hiểu rõ về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý rủi ro trong kinh doanh du lịch. – Hiểu sâu về hệ thống thông tin du lịch trong thực tế công việc tại doanh nghiệp. |
2 | CĐR5 |
– Có hiểu biết sâu về ngành kinh doanh khách sạn, hiểu biết về tổng thể không gian kiến trúc, nội thất và cơ sở vật chất khách sạn. – Có kiến thức chuyên sâu về các vị trí tác nghiệp, quy trình phục vụ và hoạt động tại các bộ phận chức năng trong khách sạn. – Hiểu rõ về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý nhân sự, tài chính, kinh doanh, đảm bảo hiệu quả lao động trong các doanh nghiệp khách sạn và các cơ sở kinh doanh lưu trú. – Hiểu rõ về quản trị doanh thu, chi phí trong quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn. |
3 | CĐR6 |
– Hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học với các công cụ, thiết bị, phần mềm tin học hiện đại để thực hiện được các nghiên cứu khoa học độc lập có tính thực tiễn trong lĩnh vực du lịch – khách sạn. – Hiểu sâu về lập kế hoạch và quản lý dự án đầu tư du lịch nói chung và trong lĩnh vực khách sạn. – Hiểu sâu về thương mại điện tử, marketing điện tử, quản trị bán hàng, xây dựng và quản lý thương hiệu trong hoạt động kinh doanh khách sạn. – Vận dụng được các kiến thức về khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn. |
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng cơ bản
TT | Mã
CĐR ngành |
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản |
1 | CĐR7 |
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả trong môi trường làm việc đa văn hóa bằng tiếng Việt và 01 ngoại ngữ. – Có kỹ năng thoả thuận, thuyết phục, đàm phán trong kinh doanh du lịch và khách sạn trên nền tảng đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và tuân theo luật pháp. – Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, phối hợp và duy trì hoạt động cho các nhóm có cùng mục tiêu. – Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh khách sạn. |
2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp
TT | Mã
CĐR ngành |
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề nghiệp |
1 | CĐR8 |
– Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ đón tiếp và phục vụ khách theo quy trình phục vụ tại các bộ phận lễ tân, nhà hàng, buồng và các bộ phận khác trong khách sạn. – Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn. – Có kỹ năng vận hành các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ làm việc như máy tính, máy vi tính, máy thanh toán, các thiết bị liên lạc đặc thù, sử dụng một số phần mềm quản lý trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. – Có kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, đánh giá dự án, phương án kinh doanh khách sạn. – Có kỹ năng tư duy theo hệ thống, lập luận và giải quyết vấn đề kinh tế, kinh doanh, quản lý. – Có khả năng phát hiện vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực du lịch – khách sạn như du lịch – khách sạn và kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên. – Có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong hoạt động du lịch và khách sạn. |
2.3. Thái độ và hành vi
TT | Mã
CĐR ngành |
Tên chuẩn đầu ra về thái độ và hành vi |
1 | CĐR9 |
– Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ đón tiếp và phục vụ khách theo quy trình phục vụ tại các bộ phận lễ tân, nhà hàng, buồng và các bộ phận khác trong khách sạn. – Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn. – Có kỹ năng vận hành các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ làm việc như máy tính, máy vi tính, máy thanh toán, các thiết bị liên lạc đặc thù, sử dụng một số phần mềm quản lý trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. – Có kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, đánh giá dự án, phương án kinh doanh khách sạn. – Có kỹ năng tư duy theo hệ thống, lập luận và giải quyết vấn đề kinh tế, kinh doanh, quản lý. – Có khả năng phát hiện vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực du lịch – khách sạn như du lịch – khách sạn và kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên. – Có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong hoạt động du lịch và khách sạn. |
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có cơ hội làm việc và thăng tiến theo các chức danh công việc sau đây:
+ Trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở kinh doanh lưu trú:
– Nhân viên/Giám sát/Trưởng, phó/Giám đốc bộ phận lễ tân
– Nhân viên/Giám sát/ Trưởng,phó/Giám đốc bộ phận nhà hàng, bar
– Nhân viên/Giám sát/ Trưởng, phó/Giám đốc bộ phận buồng
– Nhân viên /Trưởng, phó/Giám đốc bộ phận kinh doanh
– Nhân viên/Giám sát/Trưởng, phó/Giám đốc bộ phận quan hệ và chăm sóc khách hàng
– Nhân viên/Trưởng, phó/Giám đốc các bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán.
+ Trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ khác:
– Nhân viên/Trưởng, phó bộ phận kinh doanh
– Nhân viên/Trưởng, phó bộ phận bán hàng
– Nhân viên/Trưởng, phó bộ phận chăm sóc khách hàng
– Giao dịch viên
– Nhân viên/Trưởng, phó các bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán.
+ Các bộ nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ liên quan đến khách sạn.
+ Tự tạo việc làm cho chính mình và người khác.
+ Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội nghiên cứu, giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo ngành du lịch và quản trị khách sạn, nhà hàng.