Mã ngành : 7810103
Loại hình đào tạo : CHÍNH QUY
Chuyên ngành đào tạo : » Hướng dẫn du lịch
» Quản lý lữ hành
» Tổ chức và quản lý sự kiện
» Truyền thông và marketing du lịch dịch vụ
» Quản trị quan hệ công chúng
1. Mục tiêu đào tạo:
- Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên sâu và nghiệp vụ chuyên nghiệp về lĩnh vực quản trị kinh doanh, du lịch và lữ hành; đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành trong trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có các khả năng cụ thể sau:
- Kiến thức:
Có hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam và an ninh quốc phòng trong thực tiễn;
Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức chung về quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, ngành du lịch, nguyên tắc phát triển bền vững trong đánh giá các ảnh hưởng của phát triển du lịch và ngành lữ hành đến kinh tế – xã hội; đảm bảo tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững trong kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành;
Vận dụng kiến thức quản lý về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, kế hoạch kinh doanh – tiếp thị, hoạt động phát triển, cung ứng và bảo đảm chất lượng sản phẩm – dịch vụ trong công ty du lịch và lữ hành.
- Kỹ năng
Có các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ, quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành.
Có kỹ năng tin học, giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt trong môi trường thương mại du lịch quốc tế;
Có kỹ năng nghiên cứu độc lập, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế trong ngành du lịch và lữ hành.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có thái độ làm việc và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nghiêm túc ;
Có khả năng dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy trí tuệ tập thể trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và lữ hành;
Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
2. Năng lực công tác:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành có năng lực chuyên môn và năng lực công tác tốt, có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau liên quan đến hoạt động phục vụ, kinh doanh, quản lý trong các công ty lữ hành, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, các công ty sự kiện…
Hướng dẫn viên thuộc các công ty, các tổ chức có hoạt động kinh donah dịch vụ du lịch và lữ hành
Chuyên viên các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về Lữ hành, các tổ chức phi chính phủ về du lịch lữ hành. Chủ đầu tư hoặc chuyên gia quản lý các doanh nghiệp lữ hành du lịch.
Công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thể thao – du lịch, quan hệ công chúng và các cơ quan hữu quan khác từ trung ướng đến địa phương, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các đơn vị và doanh nghiệp du lịch, lữ hành thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Giám sát, điều hành ở các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc chuyên viên ở các bộ phận chức năng trong các cơ sở kinh doanh lữ hành.
Chuyên viên các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Lữ hành, cơ quan quản lý nhà nước về Lữ hành, các tổ chức phi chính phủ về dịch vụ lữ hành. Chủ đầu tư hoặc chuyên gia quản lý các doanh nghiệp lữ hành du lịch.
3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tiếp tục học lên trình độ Sau Đại học của các ngành thuộc khối ngành Kinh tế học, Kinh doanh …
4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
Chương trình đào tạo này được tham khảo từ:
– “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” (số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15/08/2007, của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
– Các chương trình đào tạo bậc đại học thuộc ngành kinh tế của các Đại học quốc gia, các trường Đại học lớn trên toàn quốc và một số trường ở nước ngoài
5. Thời gian đào tạo: 4 năm
-
-
-
-
- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 120/177 tín chỉ
- Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.
-
-
-
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
-
-
-
-
- Quy trình đào tạo theo tín chỉ
- Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích luỹ tối thiểu 120 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc 98 tín chỉ và phần tự chọn tối thiểu 22 tín chỉ.
-
-
-
7. Thang điểm:
– Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 ( từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
– Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ: A, B, C, D, F, I, X.