Trang chủ / Đào tạo / Loại hình đào tạo / Đại học / Ngành đào tạo / Ngành QTKD – Chuyên ngành Truyền thông & Marketing DLDV

Ngành QTKD – Chuyên ngành Truyền thông & Marketing DLDV

Mã ngành                        :  7340101 

Loại hình đào tạo           :  CHÍNH QUY

Chuyên ngành đào tạo  :   » Quản trị kinh doanh du lịch

                                             » Tổ chức và quản lý sự kiện

                                             » Truyền thông và Marketing du lịch dịch vụ

                                             » Quản trị quan hệ công chúng

                                             » Thương mại điện tử dịch vụ du lịch

1. Mục tiêu đào tạo:

  •  Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội; Có các kỹ năng cơ bản, cần thiết và thái độ chuyên nghiệp nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

  •  Mục tiêu cụ thể

*) Yêu cầu về kiến thức:

          – Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội.      

          – Có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về khởi sự kinh doanh và quản trị điều hành các doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế thị trường;

          – Có kiến thức về công cụ và phương pháp vận dụng các nguyên lý khoa học quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể.

*) Yêu cầu về kỹ năng: Có khả năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong  cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

*) Yêu cầu về thái độ:

– Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;

– Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;

– Khả năng cập nhật kiến thức, sang tạo trong công việc;

 2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp: 

  • Đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

     – Cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.

      – Tự tạo lập doanh nghiệp doanh nghiệp hoặc tự tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

     – Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh liên quan đến du lịch.

  • Đối với Chuyên ngành Tổ chức và Quản lý sự kiện

      – Làm nhân viên thiết kế quảng cáo ở các Công ty quảng cáo

     – Làm chuyên viên tổ chức sự kiện ở các Công ty tổ chức sự kiện và truyền thông ; chuyên gia tư vấn tổ chức sự kiện cho các đơn vị kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng…

     – Làm chân viên kinh doanh, bán hàng, tiếp thị… của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ marketing như: quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, . . .

     – Làm nhân viên Marketing Sinh viên tốt nghiệp ngành Đại học Quản trị và Tổ chức sự kiện có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp chuyên về Tổ chức sự kiện, quảng cáo truyền thông, thương mại dịch vụ….

  • Đối với Chuyên ngành Truyền thông và Marketing du lịch dịch vụ

      – Làm chuyên gia tư vấn, chuyên viên, nhân viên cấp cao cho các công ty truyền thông.

     – Công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, và các cơ quan hữu quan khác từ trung ướng đến địa phương, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các đơn vị và doanh nghiệp truyền thông.

     – Làm việc ở các bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh, . . .của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ marketing như: quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, . . .

      – Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về Truyền thông và marketing  tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh liên quan đến du lịch.

  • Đối với Chuyên ngành Quản trị quan hệ công chúng

          – Làm nhân viên PR, nhân viên quảng cáo, tiếp thị, marketing tại các đơn vị, tổ chức trong và ngoài hệ thống tổ chức nhà nước, các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Làm phát ngôn viên chuyên nghiệp, làm MC hay chuyên viên tuyên truyền, tổ chức sự kiện cho một tổ chức, doanh nghiệp.

    – Làm phóng viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình.

    – Làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về PR và truyền thông, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị tổ chức chính trị – xã hội.

  • Đối với Chuyên ngành Thương mại điện tử du lịch dịch vụ

          – Với kiến thức và kỹ năng toàn diện về cả quản trị kinh doanh và thương mại điện tử, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh, sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử có thể làm việc trong mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực cần và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin như quản lý nhà nước, tài chính, ngân hàng, hàng không, xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Trình độ ngoại ngữ và tin học:

Đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học theo công bố chung về chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

  • “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” (số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15/08/2007, của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  • Các chương trình đào tạo bậc đại học thuộc ngành kinh tế của các Đại học quốc gia, các trường Đại học lớn trên toàn quốc và một số trường ở nước ngoài

5. Thời gian đào tạo: 4 năm

  • Khối lượng kiến thức toàn khoá: 120/164 tín chỉ
  • Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.
  • Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

6. Quy trình đào tạo theo tín chỉ:

Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích luỹ tối thiểu 120 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc 98 tín chỉ và phần tự chọn tối thiểu 22 tín chỉ.

7. Thang điểm:

  • Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 ( từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
  • Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ: A, B, C, D, F, I, X.

About admin

Tin liên quan

Ngành QTDVDL&LH – Chuyên ngành Quản lý lữ hành

Mã ngành                         : 7810103 Loại hình đào tạo            : CHÍNH QUY Chuyên ngành đào tạo  …