Trang chủ / Đảm bảo CLGD / Chuẩn đầu ra / Ngành Quản trị du lịch và khách sạn

Ngành Quản trị du lịch và khách sạn

 1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc trách nhiệm để có khả năng độc lập hoặc hợp tác làm việc trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch – khách sạn. Cụ thể:

– Trang bị các kiến thức để xây dựng phẩm chất chính trị, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, có ý thức bảo vệ và phát huy các tài nguyên du lịch của quốc gia, có trách nhiệm trong phục vụ cộng đồng và khách hàng.

– Trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học quản lý, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và nhà hàng.

– Cung cấp các kiến thức về kinh tế xã hội và các kỹ năng nghiệp vụ quản lý cần thiết, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc của nhà Quản trị du lịch và khách sạn trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường hội nhập quốc tế.

– Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, khả năng nghiên cứu, tư duy và phản biện để có khả năng quản lý, điều hành hoặc thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.

2. Chuẩn đầu ra

Sinh viên chuyên ngành Quản trị du lịch và khách sạn khi tốt nghiệp có các năng lực sau:

2.1. Kiến thức

2.1.1. Kiến thức cơ bản

TT
CĐR ngành
Tên chuẩn đầu ra về kiến thức cơ bản
1 CĐR1 Hiểu và vận dụng được các kiến thức chung về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước.
2 CĐR2 Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học quản lý; Có kiến thức chung về ngành du lịch – khách sạn và các lĩnh vực liên quan.
3 CĐR3

-Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và các hệ thống vận hành, quản lý trong ngành du lịch – khách sạn.

– Có nhận thức rõ ảnh hưởng của các yếu tố ngoại vi trong ngành du lịch và khách sạn cũng như mối tương quan giữa các yếu tố đó.

1.2. Kiến thức chuyên ngành

TT
CĐR ngành
Tên chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành
1 CĐR4 – Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về du lịch, các loại hình du lịch và xu hướng du lịch trong thời đại mới.

– Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam và văn hóa các quốc gia trên thế giới và nhận thức về các nguyên tắc giao tiếp đa văn hóa trong môi trường làm việc quốc tế.

– Hiểu và vận dụng được kiến thức chuyên sâu về di sản văn hóa và các giá trị dưới góc độ quốc gia và địa phương.

– Vận dụng và phân tích được các nguyên lý và công cụ marketing trong marketing căn bản và marketing trong du lịch và việc ứng dụng chúng trong ngành công nghiệp du lịch – khách sạn.

– Vận dụng và phân tích được các đặc điểm, đặc trưng tâm lý, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch và xu hướng của thị trường khách du lịch trong nước và trên thế giới.

– Vận dụng, phân tích, đánh giá được công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch như: quản lý tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý du lịch bền vững.

– Phân tích, đánh giá được nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá hoạt động du lịch và các nguồn lực tự nhiên và xã hội liên quan như tài chính, nhân sự, chất lượng dịch vụ, thương hiệu,…

– Hiểu và vận dụng được hệ thống thông tin du lịch trong thực tế công việc tại tổ chức, doanh nghiệp.

2 CĐR5

– Vận dụng được các kiến thức về ngành kinh doanh khách sạn – nhà hàng. Biết cách thu thập, hiểu sâu và xử lý thông tin liên quan đến các bộ phận trong tổ chức vận hành khách sạn bao gồm quản trị doanh thu, tài chính – kinh doanh, ẩm thực, tiền sảnh… Có khả năng đánh giá sự hiệu quả trong vận hành và hoạt động của kinh doanh khách sạn.

– Hiểu rõ về các vị trí tác nghiệp trong ngành du lịch. Vận dụng và phân tích được quy trình phục vụ và hoạt động tại các bộ phận chức năng trong khách sạn.

– Vận dụng được các phương pháp xây dựng phát triển chiến lược kinh doanh khách sạn, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và các kỹ năng quản trị kinh doanh khách sạn.

3 CĐR6 – Hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học với các công cụ, thiết bị, phần mềm tin học hiện đại.

– Thực hiện được nghiên cứu khoa học độc lập có tính thực tiễn trong lĩnh vực du lịch – khách sạn.

– Phân tích, đánh giá và có khả năng lập kế hoạch và quản lý dự án đầu tư du lịch nói chung và trong lĩnh vực khách sạn.

– Có những kiến thức cập nhật về thương mại điện tử, kinh doanh và marketing điện tử, quản trị bán hàng, xây dựng và quản lý thương hiệu trong kỉ nguyên số hóa.

– Vận dụng được các kiến thức về khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn.

– Có khả năng chọn lọc và vận dụng những kiến thức liên quan về các vấn đề và thách thức trong ngành du lịch – khách sạn để đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng đạo đức tốt.

 2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng cơ bản

TT
CĐR ngành
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản
1 CĐR7

– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả trong môi trường làm việc đa văn hóa, quốc tế.

– Có kỹ năng tốt về thu thập, phân tích và xử lý thông tin; có khả năng giao tiếp thành thạo, đọc hiểu và viết được tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

– Có kỹ năng thoả thuận, thuyết phục, đàm phán trong quản lý kinh doanh du lịch và khách sạn.

– Thể hiện đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và tuân theo luật pháp.

– Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, phối hợp và duy trì hoạt động cho các nhóm có cùng mục tiêu.

 2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

TT
CĐR ngành
Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề nghiệp
1 CĐR8 – Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ đón tiếp và phục vụ khách, khả năng thể hiện năng lực theo các cấp độ quản lý tại các bộ phận lễ tân, nhà hàng, buồng và các bộ phận chức năng khác trong khách sạn.

– Có khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược. Có kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, đánh giá dự án, phương án kinh doanh du lịch và khách sạn.

– Có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong hoạt động du lịch và khách sạn. Có khả năng xây dựng chiến lược phát triển; lập kế hoạch phát triển, xây dựng các chương trình, dự án phát triển du lịch.

– Có khả năng phát hiện vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực du lịch – khách sạn như du lịch – khách sạn và kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

TT
CĐR ngành
Tên chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và trách nhiệm
1 CĐR9

– Có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, môi trường.

– Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ, chủ động, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.

– Có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng như của các nước khác trong các hợp đồng và tổ chức hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch, khách sạn.

– Thể hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất.

– Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, sáng tạo.

– Có khả năng tạo công việc cho bản thân và người khác.

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và khách sạn có cơ hội làm việc và thăng tiến theo các chức danh công việc sau đây

+ Trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở kinh doanh lưu trú:

– Nhân viên/ Giám sát/ Trưởng, phó / Giám đốc bộ phận lễ tân

– Nhân viên/ Giám sát/ Trưởng, phó / Giám đốc bộ phận nhà hàng, bar

– Nhân viên/ Giám sát/ Trưởng, phó / Giám đốc bộ phận buồng

– Nhân viên /Trưởng, phó / Giám đốc bộ phận kinh doanh

– Nhân viên/ Giám sát/ Trưởng, phó / Giám đốc bộ phận quan hệ và chăm sóc khách hàng.

– Nhân viên/ Trưởng, phó / Giám đốc các bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán.

+ Trợ lý và thư ký ban giám đốc/ hội đồng quản trị/ lãnh đạo các công ty, tổ chức trong nước.

+ Trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ khác:

– Nhân viên/ Trưởng, phó bộ phận kinh doanh

– Nhân viên/ Trưởng, phó bộ phận bán hàng

– Nhân viên/ Trưởng, phó bộ phận chăm sóc khách hàng

– Giao dịch viên

– Nhân viên/ Trưởng, phó các bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán.

+ Cán bộ quản lý nhân sự, sản xuất, kinh doanh, thị trường ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

+ Chuyên gia tư vấn du lịch trong các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về các dự án về du lịch, cộng đồng và phát triển bền vững.

+ Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội nghiên cứu, giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo ngành du lịch và quản trị khách sạn, nhà hàng.

About Khảo thí

Tin liên quan

Chuẩn đầu ra ngành Quản trị khách sạn áp dụng từ các khóa tuyển sinh năm học 2023 trở về sau

      I. Mục tiêu đào tạo Mục tiêu chung Đào tạo nguồn nhân …