TIN MỚI
Trang chủ / Đọc báo giùm bạn / Ta đã hiểu hết về sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa trong du lịch?

Ta đã hiểu hết về sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa trong du lịch?

Hội đồng Lữ hành & Du lịch thế giới (WTTC) vừa cho ra mắt một báo cáo trong tháng 6/2021 mang tên “Rethinking Single-Use Plastic Products in Travel & Tourism” nhằm nhìn nhận lại về các tác động du lịch gây ra đối với môi trường khi sử dụng các sản phẩm một lần làm bằng nhựa, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong ngành để cân nhắc và tiến hành chuyển đổi.

Nhựa dùng một lần vốn rất phổ biến trong ngành du lịch bởi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và vệ sinh. Nhựa còn là vật liệu nhẹ, rẻ và có sẵn nên rất tiện lợi cho cả nhân viên và khách hàng sử dụng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng khách du lịch và tình trạng ô nhiễm nhựa có liên quan với nhau ở một góc độ nhất định. Điều này có thể thấy thông qua một số báo cáo khác của Maione (2019) và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) (2019): rác thải nhựa tại Zanzibar và Địa Trung Hải tăng cao trong những mùa du lịch cao điểm.

Theo chuỗi giá trị lữ hành & du lịch tóm tắt toàn bộ chuỗi giá trị các hoạt động cung-cầu dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, các sản phẩm sử dụng một lần làm từ nhựa (Single-Use Plastic Product-SUPP) trong du lịch bao gồm tất cả sản phẩm được sử dụng trực tiếp bởi các doanh nghiệp du lịch lẫn các sản phẩm được sử dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị của tất cả các bên liên quan. Ví dụ, để trồng trái cây và rau quả phục vụ cho các doanh nghiệp du lịch, người trồng có thể sử dụng vật liệu nhựa để che phủ cây trồng, phủ đất, bao bì, thùng chứa, chậu, ống tưới và thoát nước, và một số vật liệu này có thể rò rỉ ra môi trường.

renqfkcl5dejcgm1ngu2s5h1oybxl7iyezf9mvynwr4-1024x666

Ảnh hưởng của nhựa trong du lịch

Các điểm nóng của ô nhiễm nhựa là những yếu tố cấu thành trong hệ thống có đóng góp đáng kể (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) vào rò rỉ nhựa và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực từ sự rò rỉ đó. SUPP bị rò rỉ ra môi trường tự nhiên theo ba con đường chính: xả rác trực tiếp, qua hệ thống cống rãnh và thông qua quy trình quản lý chất thải rắn không phù hợp, trong đó, việc quản lý chất thải rắn không phù hợp dẫn đến lượng rác thải nhựa bị rò rỉ nhiều nhất.

Trong ngành du lịch, du thuyền tiếp đón trung bình 210 triệu lượt khách mỗi năm (theo Hiệp hội du thuyền thế giới CLIA, 2018) là linh vực có nguy cơ rò rỉ nhựa cao nhất. Mức rò rỉ trung bình thuộc về nhóm các cơ sở lưu trú-cung cấp trung bình 4.000 triệu phòng/năm (theo UNWTO, 2019) và MICE-tiếp đón trung bình 1.650 triệu lượt người tham dự (theo Allied Market Research và American Express, 2019). Hàng không là lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ nhựa thấp nhất dù tiếp đón đến 4.500 triệu lượt khách mỗi năm nhờ các quy trình thu gom và vệ sinh nghiêm ngặt.

Riêng trong lĩnh vực lưu trú, có 32% trọng lượng SUPP là các chai nước, 31% thuộc về các vật dụng trong nhà tắm (bàn chải, lược,v.v), 15% là từ các túi nhựa và bao tải, 9% từ chất hộp đựng đồ ăn, 4% từ màng bọc thực phẩm, 3% từ các loại hình đóng gói khác, và 1% từ các dụng cụ ăn uống (dao, nĩa, muỗng, ống hút, v.v). Trong đó, các doanh nghiệp ý thức được khả năng bị xả rác cao đối với các sản phẩm nhựa như chai nước và hộp đựng đồ ăn và cốc. Ngoài những sản phẩm nhựa trên, UNWTO cũng nhận thấy một số điểm nóng rò rỉ nhựa vốn ít được chú ý bao gồm đầu thuốc lá, khăn giấy ướt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ, lưới đánh cả, và các sản phẩm giặt tẩy trong dệt may.

Mặc dù ô nhiễm nhựa ở bước cuối cùng trong vòng đời của nhựa là dạng ô nhiễm dễ thấy nhất, các tác động của nhựa đến môi trường cũng đã xảy ra ngay từ quá trình sản xuất. Trên thực tế, vì nhựa thường được làm từ nhiên liệu hóa thạch, nên ngay từ giai đoạn khai thác thiên nhiên hóa thạch và giai đoạn sản xuất để tạo ra nhựa đã tạo ra khí thải nhà kính. Mặc dù sản xuất và đốt nhựa hiện ảnh hưởng không quá đáng kể đối với biến đổi khí hậu so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác, nhưng nếu việc sử dụng và sản xuất nhựa tiếp tục tăng theo quỹ đạo hiện tại, chỉ riêng ô nhiễm nhựa vào năm 2050 có thể chiếm 13% trọng lượng khí thải carbon toàn cầu (theo WWF, 2019).

new-report-addresses-single-use-plastic-products-tourism-sector-1024x538

Ngày nay, khoảng 90% nhựa đại dương có nguồn gốc từ đất liền (theo WasteAid, 2020), chủ yếu là từ việc sử dụng nhiều sản phẩm dùng một lần có bao bì nhựa, hệ thống quản lý chất thải không đạt chuẩn, bãi chôn lấp không được kiểm soát và thiếu quy trình tái chế. Thiệt hại của nhựa đối với hệ sinh thái biển lên đến 13 tỷ USD/năm (theo UNEO, 2014). Ngoài ra, ô nhiểm nhựa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào. Ví dụ, đảo Geoje ở Hàn Quốc từng ghi nhận lượng du khách giảm đến 63% vì các bải biển của đảo ngập tràn rác thải sau mùa mưa lớn vào tháng 7/2011, dẫn đến tổn hại 29-37 triệu USD doanh thu cho nền kinh tế địa phương.

Sự thật về chuyển đổi sản phẩm dùng một lần làm bằng nhựa sang các chất liệu khác trong du lịch

Hiện nay có nhiều sản phẩm thay thế nhựa đã xuất hiện trên thị trường và được gắn nhãn là “có thể phân hủy sinh học (biodegradable)”, “có thể tự phân hủy (compostable)”, “tự nhiên (natural)” hoặc là “không chứa nhựa (plastic-free)”. Tuy nhiên, du khách (người tiêu dùng) sẽ cảm thấy bối rối trước quá nhiều loại sản phẩm thay thế với các nhãn mác chưa được phân biệt rõ ràng bởi các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, nếu một sản phẩm được gắn mắc “có thể tái chế”, khả năng tái chế của sản phẩm này phải được chứng minh trong thực tế. Đây là điểm hầu hết các nhà cung cấp sản phẩm thay thế nhựa hầu như không tạo được hiệu quả quá lớn trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dùng sản phẩm.

recyclemass-03-1024x607

Bên cạnh đó, việc thay thế các sản phẩm làm từ nhựa sử dụng một lần bằng các chất liệu khác không phải lúc nào cũng giảm ảnh hưởng đến môi trường đáng kể cũng như không phù hợp với cơ sở hạ tầng xử lý rác thải của địa phương. Một ví dụ điển hình là việc dép nhựa dùng một lần trong các khách sạn có mức tác động đến môi trường là 8,13 (theo tổ chức bảo vệ môi trường Save the Med). Tuy nhiên, 8,13 cũng là mức độ ô nhiễm của việc sử dụng dép dùng một lần từ các loại vật liệu tổng hợp thay thế cho nhựa gây ra. Lý do là vì ảnh hưởng của một sản phẩm đến môi trường tự nhiên không chỉ nằm ở chất liệu của sản phẩm mà còn nằm ở toàn bộ quy trình sản xuất ra (và tái chế-nếu có) sản phẩm đó.

Một số khuyến nghị của WTTC

Dù không đồng nhất ở mức độ nhưng cũng không thể phủ nhận rằng ngành du lịch và lữ hành toàn cầu cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm nhựa. Để cải thiện điêu này, các ngành cần phải nhận thức được nguyên nhân của sự rò rỉ chất thải nhựa, tác động của việc này và nắm được các điểm nóng tiền ẩn để giải quyết kịp thời tình trạng này. Các sản phẩm thay thế cho SUPP vốn có mức giá tương đối cao, cộng thêm việc Covid-19 khiến cho giá dầu giảm và làm nhựa thậm chí còn rẻ hơn trước. Dù vậy, ngày càng có nhiều du khách sẵn sàng chi tra thêm cho sản phẩm thân thiện môi trường, vì thế các công ty trong ngành cũng cần duy trì cam kết mô hình kinh doanh có trách nghiệm với môi trường.

  • Giảm tiêu cực SUPP không cần thiết

Trong quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP), WTTC khuyến nghị các doanh nghiệp tái xác định các SUPP không cần thiết (nhựa không có khả năng tái sử dụng, tái chế hay tự phân hủy) của mình để có thể giảm thiểu chất thải nhựa này trong thói quen và quy trình hoạt động của nhân viên lẫn du khách. Điều này cũng dẫn tới các doanh nghiệp cần tổ chức các buổi workshop nhằm đào tạo cho nhân viên về các sản phẩm thay thế hay các thay đổi trong SOP.

Bên cạnh đó, không phải bất cứ sản phẩm thay thế SUPP nào cũng sẵn có tại mỗi địa điểm hay phù hợp với cơ sở hạ tầng chất thải của từng địa phương. Vì thế, WTTC khuyến nghị các doanh nghiệp thay vì cố thay thế sản phẩm đó bằng một sản phẩm dùng một lần với chất liệu khác, hãy cân nhắc thay đổi quy trình để có thể loại bỏ hoặc giảm nhu cầu dành cho sản phẩm dựa đó.

  • Tìm hiểu vòng đời của SUPP để có biện pháp can thiệp hợp lý

Trong thời điểm hiện tại, khi quá trình vận hành của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và thay đổi bởi các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và vệ sinh, buộc họ phải sử dụng nhựa, WTTC khuyến nghị các doanh nghiệp tìm đến sự cố vấn của các công ty chuyên về quản lý sức khỏe và an toàn để có thể đưa ra được quyết định vừa đảm bảo được yêu cầu mới nhưng cũng vừa giảm thiểu được lượng chất thải nhựa không cần thiết. Đồng thời, các điểm đến cũng cần đảm bảo cơ sở hạ tầng và quy trình quản lý rác thải của mình được nâng cấp để có thể nhanh chóng xử lý rác thải trong mùa dịch cao điểm, tạo ra các chiến dịch mang tính giáo dục để hướng dẫn loại bỏ SUPP đúng cách trong du lịch và làm việc chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp và các tổ chức thu gôm rác thải.

tips-on-how-to-increase-waste-management-efficiency-for-a-small-business-or-corporate-office-870x490

  • Cải thiện quy trình xử lý rác thải

Các doanh nghiệp cũng nên kích thích nhu cầu dành cho các sản phẩm với vật liệu tái chế trong quá trình vận hành, liên kết với các doanh nghiệp có sáng kiến mới trong việc thu gom rác thải SUPP, cũng như gây quỹ để góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn và nước thải của khu vực. Các DMO cũng cần tạo ra các nhà cung cấp dịch vụ du lịch báo cáo về lượng SUPP họ đang có, cũng như đảm bảo doanh nghiệp bám sát vào các yêu cầu, mục tiêu đề ra về loại bỏ sử dụng SUPP hoặc nhựa khống tái chế được.

Nguồn:https://destination-review.com/

About admin

Tin liên quan

Hơn 9.000 tỷ đồng được rót vào một tỉnh miền Trung, sẽ trở thành thành phố trực thuộc TW vào 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD

Sáng ngày 6/4/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị công bố …