Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / TRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG TRỊ

Vừa qua Trường Du lịch – Đại học Huế  phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Trị đã triển khai thành công Chương trình Tập huấn kỹ năng phát triển Du lịch cộng đồng cho người dân xã Gio An, Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Du lịch là ngành có khả năng mang lại lợi ích trên nhiều khía cạnh kinh tế – xã hội – văn hoá  cho địa phương. Việc xác định nhiệm vụ phát triển du lịch, khai thác các thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá- lịch sử, bản sắc, phong tục, tập quán độc đáo nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mọi mặt cho người dân đang được chính quyền các cấp và các Sở, ban ngành liên quan tỉnh Quảng Trị quan tâm.

Gio An, Gio Linh – vùng đất đất đỏ bazan phía Tây tỉnh Quảng Trị – được biết đến bởi hệ thống Giếng Cổ hàng nghìn năm tuổi. Hệ thống giếng cổ Gio An có 14 giếng bao gồm: Giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha); giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng); giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn); giếng Máng (thôn Long Sơn); giếng Pheo (thôn Tân Văn). Hệ thống giếng cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia vào năm 2001. Các giếng cổ hầu hết đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh. Ngoài hệ thống Giếng Cổ, Gio An còn nổi tiếng với cây rau xà lách Xoong, được người dân địa phương gọi là rau liệt. Rất nhiều món ăn ngon từ rau liệt đã được sáng tạo ra. Loài rau này được mệnh danh là rau sạch, mọc hoàn toàn tự nhiên trên các lớp đá và dòng nước chảy quanh năm từ các giếng cổ nghìn năm. Giếng cổ với đá tự nhiên, mạch nước ngầm trong mát tuôn trào và loài rau liệt đã tạo thành hệ sinh thái xanh mát cho vùng đất Gio An. Địa phương còn chứa đựng nhiều sản vật thôn dã từ các nghề nông nghiệp truyền thống như: hồ tiêu, bột nghệ và tinh bột nghệ, bột mình tinh và các bài lá thuốc dân gian.   

Đợt tập huấn tập trung vào các nội dung quan trọng như:

            – Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng cho Xã Gio An, Gio Linh, Quảng Trị: giới thiệu cho người dân về các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của DLCĐ, nhấn mạnh vai trò của người dân, đưa ra một số mô hình DLCĐ thành công tại Việt Nam, định hình mô hình quản lý phù hợp cho xã Gio An. Đồng thời giúp người dân khám phá các tài nguyên địa phương vốn có, từ đó người dân đề xuất các dịch vụ du lịch có thể cung cấp tại Gio An. Kết quả, một số tour đi bộ, xe đạp thăm quan hệ thống Giếng Cổ, vẻ đẹp làng quê; các dịch vụ ăn uống, lưu trú tại nhà dân; dịch vụ hướng dẫn viên địa phương; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp theo các bài thuốc dân gian và thảo mộc địa phương đã được người dân đề xuất chi tiết.

            – Kỹ năng quản lý và phục vụ Homestay: giới thiệu cho người dân về đặc thù loại hình lưu trú homestay (lưu trú tại nhà dân), cách thức tổ chức, quản lý vận hành, đảm bảo chất lượng dịch vụ và vệ sinh; đưa ra một số gợi ý về tổ chức không gian và các dịch vụ bổ sung. Người dân còn được hướng dẫn và tích cực tham gia thực hành các kỹ năng đón tiếp – giao tiếp với khách du lịch, các quy trình dọn dẹp vệ sinh tại cơ sở lưu trú.

            – Phát triển sản phẩm ẩm thực và kỹ năng phục vụ ăn uống cho khách du lịch: Đây là nội dung rất thiết thực nhằm giúp người dân khai thác các đặc trưng văn hoá ẩm thực và đặc thù sản vật địa phương. Vùng Gio An là địa phương nổi tiếng với đặc sản rau xà lách xoong mọc tự nhiên tại khu vực nước chảy của Giếng Cổ. Đây là loài rau sạch cũng là niềm tự hào của người dân. Vì vậy các món ăn từ đặc sản “rau liệt” được người dân đề xuất với nhiều biến tấu thú vị khác nhau. Ngoài ra người dân còn được tư vấn xây dựng thực đơn hợp lý, cân bằng và được thực hành một số kỹ năng cơ bản về phục vụ ăn uống trong du lịch.

            – Một số nội dung thiết thực khác: xây dựng và bán sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản địa phương; kỹ năng hướng dẫn viên, kỹ năng tư vấn và bán sản phẩm; một số khác biệt trong văn hoá châu Âu và châu Á…

Chương trình tập huấn được triển khai tại thôn Hảo Sơn và An Nha (Gio An- Gio Linh), đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh Quảng Trị, nhằm từng bước hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm DLCĐ đầu tiên và nhân rộng toàn tỉnh trong tương lai. Đợt tập huấn được người dân hưởng ứng, tham gia và có những phản hồi tích cực về tính hữu ích, thiết thực cũng như lý thú của chương trình giảng dạy. Đoàn giảng viên Trường Du lịch – Đại học Huế cũng đã đón nhận được sự chào đón và tình cảm chân thành của chính quyền và người dân xã Gio An nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.

Bộ môn Khách sạn – Nhà hàng. 

Một số hình ảnh đợt tập huấn tại Gio An:

img_3196 img_3228 img_3151 1e38386bdc9c2dc2748d 49c2005ce4ab15f54cba img_3390 img_3389 img_3388 img_3387 img_3386 img_3385 img_3384 img_3382 img_3381 img_3380 img_3379 img_3378 img_3377 img_3376 img_3374 img_3375 img_3373 img_3372 img_3371 img_3369 img_3368 img_3365 img_3363 img_3362 img_3361

About Bộ môn Khách sạn nhà hàng

Tin liên quan

Hoàn thành chương trình của nhóm nghiên cứu mạnh năm 2021: Nghiên cứu phát triển du lịch

Chiều ngày 11/07/2024, tại Phòng họp I.7 Đại học Huế đã diễn ra chương trình …