Trang chủ / Bộ môn Lữ hành thử nghiệm thành công Chương trình Du lịch Giáo dục tại Huế

Bộ môn Lữ hành thử nghiệm thành công Chương trình Du lịch Giáo dục tại Huế

Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến và giàu tiềm năng trên thế giới hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng ngày (Paul & Trent 1999). Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng du lịch giáo dục như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ. Thuật ngữ du lịch giáo dục (education tourism hay edu-tourism) được đề cập bởi Rodger (1998) là “loại hình du lịch mà khách đi đến một điểm du lịch theo nhóm…

User Rating: 2.7 ( 9 votes)

Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến và giàu tiềm năng trên thế giới hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng ngày (Paul & Trent 1999). Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng du lịch giáo dục như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ. Thuật ngữ du lịch giáo dục (education tourism hay edu-tourism) được đề cập bởi Rodger (1998) là “loại hình du lịch mà khách đi đến một điểm du lịch theo nhóm hay cá nhân với động cơ chính là tham gia hoặc có một trải nghiệm liên quan đến việc học”. Ritchie (2009) định nghĩa du lịch giáo dục là hoạt động du lịch được thực hiện bởi những người đang thực hiện một kỳ nghỉ qua đêm và những người đang thực hiện một chuyến tham quan mà giáo dục và học tập là một phần chính hoặc phụ của chuyến đi của họ”.

Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số tiểu loại du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn / trang trại và trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục (Paul & Trent, 1999). Du lịch giáo dục bao gồm: khám phá với giới hạn sinh thái; giám sát để khôi phục các quần thể suy giảm và quản lý sự thay đổi môi trường sống; theo dõi môi trường sống của động vật ăn thịt đặc hữu hiếm; đo lường tác động của giáo dục sức khỏe cộng đồng và thử nghiệm lâm sàng của ký sinh trùng đường ruột từ xa của các loài tái phát; khảo sát các nhà thảo dược truyền thống để bảo tồn kiến thức bản địa; tìm ra mối liên hệ giữa sự nóng lên toàn cầu và loài mối (Earth watch, 1999). Ankomah và Larson (2004) đã chỉ ra rằng: Du lịch giáo dục có thể được phân thành các phương diện sau đây: văn hóa / lịch sử, du lịch sinh thái / du lịch dựa vào thiên nhiên / du lịch nông thôn và các chương trình du học.

Cho đến nay, tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng chưa có công bố khoa học nào được thực hiện nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu và xây dựng các chương trình du lịch giáo dục trong dạy và học, cũng như thương mại hóa nó. Chính vì vậy, Khoa Du Lịch- Đại học Huế đã tiến hành nghiên cứu Du lịch giáo dục. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất các Chương trình du lịch giáo dục và thử nghiệm chương trình du lịch giáo dục.

              20181008_100306_20180314_145339_img_9551   

Dựa vào nghiên cứu đánh giá tiềm năng, nghiên cứu đã xác định các điểm tham quan cần được đưa vào chương trình du lịch như:  Văn Miếu (Đốc Học Đường), Viện Phật Giáo Việt Nam, Trường Quốc học, nhà truyền thống Đại học Huế. Chương trình đã được thiết kế và đặt tên rất tượng như: “Huế – Xưa và Nay”; “Chiếc nôi văn hóa” và chương trình “Huế – Thương nhớ ngàn năm”.

Cả ba Chương trình du lịch giáo dục đã được thử nghiệm hơn 10 chuyến cho các bạn sinh viên K49 và K50 của Khoa Du Lịch. Mà Hướng Dẫn Viên không ai khác đó là sinh viên CLB Hướng Dẫn Viên – Khoa Du Lịch. Nhờ sự hỗ trợ của Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch và sự tận tình chỉ dạy của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm mà các bạn bạn sinh viên có thể tự tin hướng dẫn các chương trình du lịch giáo dục.

dlgd1

(Thành viên CLB Hướng Dẫn Viên đang thuyết minh tại điểm)

Khi đến tham quan Văn Miếu (Đốc Học Đường) – Nay Bảo tàng Lịch sử và Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên Huế, các bạn sinh viên được cung cấp những kiến thức lịch sử, sự hi sinh anh dũng của thế hệ đi trước để giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Hoạt động ý nghĩa này một phần truyền cho các bạn lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Tiếp tục chương trình, các bạn sinh viên còn được đến thăm Viện Phật Giáo tại Huế – Một trong ba trường Đại học Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam.

Chương trình du lịch giáo dục còn đưa các bạn đến thăm trường THPT chuyên Quốc Học- một ngôi trường Bác Hồ đã từng học. Chính trong thời gian học ở đây,  ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Trước khi kết thúc chương trình du lịch, sinh viên đến thăm phòng truyền thống đại học Huế – tìm hiểu về quá trình xây dựng và phát triển của một cơ sở đào tạo đại học có hơn 60 năm xây dựng và phát triển.

dlgd3

(Trần Viết Mẫn – K50 QLLH 1 – sinh viên tham gia CTDL Giáo dục)

Chương trình du lịch giáo dục đã thu được nhiều phản hồi tích cực từ phía các lớp tham gia. Sinh viên CLB Hướng dẫn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn và đem đến các trải nghiệm học tập mới lạ, bổ ích và ý nghĩa. Sinh viên Trần Viết Mẫn – Sinh viên lớp K50 QLLH 1 cho biết: “Sau chương trình Du lịch giáo dục Huế do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm –Nguyên Trưởng Bộ môn Lữ Hành  tổ chức, bản thân mỗi sinh viên chúng em cảm nhận được sau chuyến đi này đó là sự chỉ dạy tận tình và nhiệt huyết của các giáo viên bộ môn, bên cạnh được rèn luyện và học tập cách xử lý tình huống cũng như cách ứng xử giao tiếp thì mỗi sinh viên được trải nghiệm một cách trực tiếp ngành nghề mà sinh viên theo đuổi, từ đó tạo động lực, hứng thú học tập cho mỗi sinh viên. Qua đó bản thân mỗi sinh viên chúng em rất mong muốn có nhiều hơn các chương trình tour thực tế bổ ích như thế này để sinh viên chúng em  được tham quan, tìm hiểu được nhiều địa danh nỗi tiếng cũng như ẩm thực đa dạng ở Huế cũng như được  trao dồi và học hỏi nhiều hơn nữa những kiến thức nghành nghề du lịch quý giá” 

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học cùng những phản hồi tích cực từ phía sinh viên các lớp thử nghiệm chương trình Du lịch giáo dục, Bộ môn Lữ hành sẽ tiếp tục phối kết hợp với Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Du Lịch và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để xúc tiến thương mại hóa các chương trình Du lịch giáo dục để phục vụ khách du lịch trong thời gian tới. 

ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga (Bộ môn Lữ hành)

Tài liệu tham khảo:
[1] Paul, K. Ankomah & R. Trent Larson. (1999). Educational Tourism: A Strategy to Sustainable Tourism Development in Sub-Saharan Africa (available in online). Earthwatch http:// www. Earthwatch.org
[2] Phân biệt giữa du lịch giáo dục (education tourism) và giáo dục du lịch (tourism education): Giáo dục du lịch là việc đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ để sinh viên tốt nghiệp làm việc trong ngành du lịch.
[3] Rodger. D. (1998). Leisure, learning and travel. Journal of Physical Education, Research and Dance, 69(4), pp.28-31.
[4] Ritchie, B.W. (2009). School excursion management in national capital cities. In R. Maitland & B.W. Ritchie (Eds.), City tourism: National Capital Perspectives (pp.185- 200). Oxfordshire, UK: CABI.
[5] Ankomah, P.K. and R.T. Larson, 2004. Education Tourism: A Strategy to Strategy to Sustainable Tourism Development in Sub-Saharan Africa; Retrieved July 11, 2018 from http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/IDEP/ UNPAN002585.pdf

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

Thông báo kiểm tra thông tin quyết định đầu vào khóa K55 và K56

Để đảm bảo tính chính xác trong việc ban hành các chứng chỉ giáo dục …