Về phía Đại học Huế, có sự tham gia của PGS.TS. Đỗ Thị Xuân Dung- Phó giám đốc Đại học Huế. Về Phía Khoa Du Lịch – Đại học Huế có sự tham gia của TS. Trần Thị Ngọc Liên – Trưởng bộ môn Khách Sạn – Nhà hàng; ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga – Giảng viên Bộ môn Lữ hành và ThS. Nguyễn Thị Thúy Vân- Giảng viên Bộ môn ICT.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị chính phối hợp với dự án ERAMUS+ tổ chức các hoạt động trong khóa tập huấn lần này. Khóa tập huấn gồm các nội dung chính như sau:
- Phân tích thách thức và thành công của cam kết hành động “Tourist” của các trường đại học tham gia khóa tập huấn đầu tiên.
- Khung lý thuyết về lập kế hoạch bà quản lý du lịch bền vững
- Sử dụng phương pháp nhân chủng học trong nghiên cứu du lịch bền vững
- Kế hoạch quản lý điểm đến, Các nhân tố để quản lý điểm đến thành công
- Các chỉ số phát triển du lịch bền vững (cấp độ điểm đến và CSR)
- Các ví dụ điểm hình về chỉ số phát triển du lịch bền vững
- Sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững
- Theo dõi từ chuyến đi thực địa và nghiên cứu dân tộc học
- Lập kế hoạch cho các bước tiếp theo trong “Cam kết du lịch”
Nhằm tạo ra hiệu quả học tập cao, ngoài việc tổ chức học nhóm, dự án đã tổ chức chuyến đi thực địa một ngày tại Địa đạo Củ Chi và trại dế Thành Tài để đánh giá việc phát triển du lịch đại chúng và phát triển du lịch bền vững. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Địa đạo Củ Chi đón rất nhiều khách du lịch trong khi sức chứa của địa đạo là có hạn, điều này dẫn đến ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch bền vững tại đây. Tuy nhiên cũng có những hoạt động tại Địa đạo Củ Chi thể hiện việc góp phần phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là phương diện xã hội. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng người dân làm bánh tráng, được thưởng thức món Sắn hấp Củ Chi – một trong những sản vật nổi tiếng của địa phương. Đặc biệt, chúng tôi còn được xem người dân làm dép cao su từ những chiếc lốp xe bỏ đi. Điểm hay ở hoạt động là việc sử dụng những chiếc lốp bỏ đi để làm dép, tránh láng phí và ảnh hưởng đến môi trường.
Rời khỏi địa đạo Củ Chi, đoàn được ăn trưa đặc sản Bò Tơ của Củ Chi và sau đó tham quan trại dế Thành Tài. Chúng tôi được trò chuyện với chủ trang trại về vòng đời của loài dế, cách chăm sóc dế. Đặc biệt, chúng tôi còn được thưởng thức món dế do chính chủ trang trại chế biến.
Tại buổi tổng kết khóa tập huấn, tất cả các chuyên gia đã báo cáo sau chuyến đi thực địa và đưa ra những cam kết để phát triển du lịch bền vững tại các trường đại học. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thảo luận với nhau và đưa ra những nguyện vọng và đề xuất để khóa tập huấn tiếp theo được tổ chức tại Thái Lan.
ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga
Bộ môn Lữ hành & Hướng dẫn du lịch