KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ LÀM VIỆC VỚI GS. VACLKE (ĐẠI HỌC GHENT – BỈ)

Vào sáng ngày 15/8/2018, trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế VLIR – Chương trình 1 giữa Đại học Huế với trường Đại học Ghent – Bỉ, đoàn đại diện của dự án đã đến làm việc với Khoa Du lịch và tham gia buổi Seminar theo chủ đề “Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong Du lịch”. Mục tiêu của Seminar là giới thiệu các đề tài nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công nghệ và truyền thông trong du lịch đến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên quan tâm; qua đó mong muốn nhận được các phản hồi, các nhận xét và đóng góp thêm cho các đề tài.

anh22Ảnh 1: Các đại biểu tham dự Seminar

Đại diện của Đoàn dự án tham gia chương trình Seminar gồm có GS. Martin Valcke – Trưởng Khoa Nghiên cứu Giáo dục – trường Đại học Ghent, TS. Hoàng Tịnh Bảo – Trưởng Ban Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng, PGS. TS Võ Viết Minh Nhật – Phó Trưởng Ban Đào Tạo  – Đại học Huế. Ngoài ra, chương trình còn có sự có mặt của ThS Võ Viết Dũng – Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Khoa học Huế, một nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo.

anh1

Ảnh 2: Ảnh chung

Chương trình Seminar lần này được tổ chức với chủ đề Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong Du lịch, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo du lịch.Các bài trình bày bao gồm các đề tài với nội dung tập trung vào:

–           Nghiên cứu nhu cầu của người học về e-learning trong lĩnh vực du lịch.

–           Ứng dụng công nghệ thông minh vào phát triển du lịch tại các tỉnh miền Trung

–           Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng truyền thông trong du lịch (TEMC)

anh3

anh4

Ảnh 3,4: ThS. Nguyễn Thị Minh Nghĩa – Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày về “Nghiên cứu nhu cầu của người học về e-learning trong lĩnh vực du lịch”

Nhận thấy được các vướng mắc còn tồn tại trong thị trường lao động du lịch nói riêng, như sự thiếu hụt các chương trình đào tạo về du lịch so với nhu cầu của người học và sự thiếu đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu bộ môn ICT đã mạnh dạn thực hiện nghiên cứu về nhu cầu người học đối với e-learning (lớp học điện tử). Tại buổi Seminar, các học giả đã đóng góp thêm cho nhóm nghiên cứu hoàn thiện đề cương nghiên cứu trong việc xác định thêm các mặt tác động khác đến việc đào tạo e-learning như chi phí đầu tư, học phí thu hút người học, các phương án khác có thể thay thế,…

anh5

Ảnh 5: NCS Lê Văn Hòa – Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày về “- Ứng dụng công nghệ thông minh vào phát triển du lịch tại các tỉnh miền Trung”

Một nghiên cứu khác trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch đó là nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông minh vào phát triển du lịch (e-tourism) tại các tỉnh miền Trung của nhóm nghiên cứu mà NCS. Lê Văn Hòa làm đại diện. Đây là một đề tai thu hút được sự quan tâm của các khách mời tham gia chương trình lần này.

anh6

Ảnh 6: ThS. Lê Minh Tuấn đại diện nhóm nghiên cứu trình bày về Đề án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng truyền thông trong du lịch (TEMC)”

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin thì Seminar lần này cũng giới thiệu đến các khách mời một nghiên cứu khác về việc ứng dụng truyền thông trong du lịch – Đề án về nâng  cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng truyền thông trong du lịch, viết tắt là TEMC. Đây là một trong những đề tài nghiên cứu trọng điểm với kết quả ứng dụng thực tế của nhóm nghiên cứu MTG của Khoa Du lịch. Đại diện nhóm nghiên cứu là ThS. Lê Minh Tuấn – Phụ trách bộ môn Quản lý Sự kiện và Marketing- đã trình bày thuyết minh của đề án cũng như các bản demo xây dựng phần thực hầnh của đề án. Với mong muốn đem lại các trải nghiệm thực tế cho người học, nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Du lịch, đề án cũng nhận được sự phản hồi tích cực và nhiệt tình của các khách mời tham gia chương trình. Để có thể triển khai được đề án và tăng tính hiệu quả các ứng dụng thực hành của đề án, GS. Martin Valcke đã đưa ra các đề xuất và giải pháp khác với mục đích giảm thiểu chi phí triển khai đề án, tập trung nguồn lực đề án cho các khoản mục cần thiết.

anh-9

Anh 7: GS. Martin Valcke góp ý về các đề tài nghiên cứu

anh7

Ảnh 8: Các đại biểu tham dự lắng nghe ý kiến phản hồi của nhóm nghiên cứu

Ngoài ra, các khách mời tham gia chương trình cũng đã cùng nhau đóng góp ý kiến sôi nổi trong phần thảo luận của chương trình. Các ý kiến đưa đều có điểm chung là đánh giá cao các đề tài nghiên cứu được trình bày trong chương trình Seminar lần này. Không những là những đề tài mang tính ứng dụng cao, mà còn là những đề tài sáng tạo, và có khả năng phát triển thêm sau này.

anh8

Ảnh 9: Các nhà nghiên cứu thảo luận thêm về hướng phát triển của các nghiên cứu

HTQT

About KHCN&HTQT

Tin liên quan

ĐOÀN TRƯỜNG DU LỊCH, ĐẠI HỌC HUẾ – NƠI ƯƠM MẦM CÁC THỦ LĨNH TRẺ

Được thành lập từ năm 2008, đến nay đã trải qua hơn 15 năm, Đoàn …