Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / Một số giải pháp về sản phẩm Du lịch Thừa Thiên Huế

Một số giải pháp về sản phẩm Du lịch Thừa Thiên Huế

     Ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy Du Lịch Huế rất nhiều tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể, kể cả con người …và rất nhiều tiềm năng, nhưng trong du lịch chúng ta không có nhiều doanh nghiệp lớn, đương nhiên không có nhiều doanh nhân lớn,  không có nhiều nhà đầu tư lớn. Phải chăng cần nhìn nhận lại môi trường du lịch, ở đây tôi muốn nói đến môi trường đầu tư, môi trường thu hút nhân tài và cả những chính sách dành cho du lịch. Dưới đây tôi  xin mạn phép chỉ nêu ra những tiềm năng mà chúng ta thấy rỏ nhưng chưa khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả và chưa xứng với tiềm năng của nó :

     Nguồn khách đến Huế ít, môi trường du lịch chưa tốt, chưa sâu. Khách địa phương thì thu nhập thấp, khách Ngoại Tỉnh, khách Quốc Tế thời gian đến Huế ít, ngắn ngày, chương trình dày đặt không có thời gian trải nghiệm các dịch vụ khác, không biết tiêu tiền vào đâu.

     Người làm du lịch ở Huế chưa mạnh dạn, chọn giải pháp an toàn , sợ rủi ro và NẾU “Không LIỀU thì không LÀM được nhiều “

  • Dòng Sông Hương : là trái tim là hơi thở của Huế. Chúng tôi rất mừng cây cầu đi bộ bên dòng hương của Huế đã và đang xây dựng, hy vọng mang lại những gía trị nhất định cho du lịch Huế. Nhưng những sản phẩm du thuyền trên Sông Hương thế nào ? ngoài dịch vụ đưa khách đi tham quan Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, ca Huế trên Sông thì dịch vụ vừa ăn buffet, vừa ngắm cảnh trên sông thì thế nào? Chèo thuyền Kayak, khoanh lại 1 khúc sông để tổ chức các trò chơi trên sông (có thể tham khảo các dịch vụ ở Sông Chày – Quảng Bình ), dịch vụ muốn thế thì cảnh quang ban ngày và hệ thống chiếu sáng ban đêm phải thế nào để có thể khai thác dịch vụ tốt nhất như  Thượng Hải, Hong Kong, Singapore …vé 1.300.000 khi ăn buffet và ngắm 2 bên cảng victoria Hong Kong
  • Ẩm thực Huế : Là số 1, giữ được gần như trọn vẹn bản sắc và chất lượng ẩm thực cung Đình, Festival Huế vừa qua có hội thảo nói về ẩm thực cung Đình và ẩm thực Huế, nhưng nhìn lại ngay các tỉnh bạn bên cạnh thôi chúng ta chưa có dịch vụ nào về ẩm thực cao cấp, đậm bản sắc, khác biệt.  Ẩm thực cung đình được trung tâm bảo tồn di tích cố Đô Huế  đưa vào trong các chương trình Festival hoành tráng, chất lượng nhưng chỉ dịp lễ và các nhà hàng, các khách sạn thì phục vụ khách đoàn khách lẻ khi có khách đặt, các đơn vị Lữ hành đặt nhưng nhỏ lẻ, chưa thật sự bài bản, các dịch vụ dạy nấu ăn chưa có quy trình lớn.  Cần phải chia ra các lớp nấu ăn theo chủ đề : Lớp nấu món ăn Huế, nấu chè Huế, nấu bánh Huế, lớp cắt tỉa củ quả trang trí cung đình ,lồng ghép vào các chương trình tour, vào các lớp kỷ năng của học sinh, vào các chương trình team, … có những nhà hàng, trung tâm phục vụ buffet trưa, tối hàng ngày, buffet chè và các loại bánh Huế. Tất cả đều phải có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn và nguồn thực phẩm tốt. Đặc biệt nhân sự phải chuẩn, có tâm, có thể thổi hồn vào các món ăn và kịch bản cần phải thực tế, khách có thể dễ hiểu và làm lại ngay được, có thể áp dụng luôn khi trở về nhà đồng thời khai thác tối đa các dịch vụ đi kèm như: Đi chợ bằng thuyền, đi xích lô về, tặng một dụng cụ làm bếp đặc trưng của món ăn đó, …. 
  • Du lịch sinh thái, cộng đồng :  Chúng ta có cầu ngói Thanh Toàn , có Phước Tích , có Tam Giang, có các làng nghề, các làng trồng rau, trồng Hoa , Thủy Biều, A Lưới, Nam Đông nhưng nhìn chung đều chưa có điểm nào có bước đột phá. Chúng ta cần phải quy hoạch lại loại hình du lịch này, quy thành cụm, đánh giá giá trị điểm đến và chọn 1 hoặc 2 cụm để tập trung đầu tư bài bản, quyết tâm, tất cả các dự án, tổ chức phi chính phủ đều hướng về trọng tâm, có chiến lược.  Cố gắng trong 3 năm phải đưa được cụm điểm này hoạt động nhuần nhuyễn và có khách ổn định. Đề xuất 2 cụm du lịch sinh thái cần phát triển: Phá tam Giang, Cồn tè, làng bao la, Phước tích và Thanh Toàn, Tranh làng Sình, hoa Giấy Thanh Tiên, Phố cổ Bao Vinh. Hiện nay các sản phậm cộng đồng chưa quan tâm triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảm tính nguyên sơ, nguyên thủy, văn hóa, bản sắc của điểm đến, đây là một trong những điều tiên quyết để các điểm đến an toàn, bền vững lâu dài chứ không phải là trước mắt.    
  • Du Lịch Tâm Linh : Ngày 29/6/2018 tôi có tham gia khảo sát chương trình du lịch Tâm Linh do Sở Du Lịch Tổ chức, các điểm khảo sát trong chương trình: Chùa Đông Thuyền, Chùa Huyền Không Sơn Thượng, chùa Đức Sơn và Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, đây mới là 4 chùa trong  300 ngôi chùa lớn nhỏ ở Huế, trong đó trên 100 chùa cổ, hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính. Có thể nói, hành hương về chùa Huế là cơ hội trải nghiệm thực sự giúp giải tỏa căng thẳng, chuyển hóa khổ đau của cuộc sống và bước đi bằng những bước chân an lạc. Đến với chùa Huế, khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh vườn thiền, thưởng thức ẩm thực chay Huế… mà còn được đắm mình trong dòng lịch sử, văn hóa Phật giáo đặc trưng của vùng đất Phú Xuân. Nếu được đầu tư khai thác đúng cách, những ngôi chùa ở Huế sẽ trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, riêng có của Cố đô. Sản phẩm du lịch này có thể nói là đặc trưng và khó nơi nào có được như sản phẩm di sản của Huế. Chúng ta sẽ xây dựng sản phẩm thuần Tâm Linh cho khách du lịch khi vào mùa ( mùa Phạt Đảng, Mùa lễ Vu lan, đầu năm … ) và sản phẩm du lịch tâm linh lồng ghép với các tour du lịch truyền thống, tour theo chủ đề. Sản phẩm phải để du khách chìm đắm, trải nghiệm thật sự. Cần mời các chuyên gia, các nhà VH, các nhà Phật Giáo, các nhà lữ hành góp ý, xây dựng sản phẩm .

     Mong muốn của chúng tôi là biến Huế trở thành điểm du lịch Văn Hóa, Lịch Sử, Bản sắc thô sơ,  mộc mạc, hòa hịp cùng với thiên nhiên, con người. 10 năm,20 năm nữa khi thế giới cũng như Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp và 4.0 thì Huế của chúng ta sẽ là lựa chọn số 1. Đối với cá nhân tôi LÀ: Tầm nhìn của du lịch Huế :20 năm nữa Huế là  Điểm đến du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm top 10 của Châu Á  “    

     VẬY, Sứ mệnh của Du Lịch Huế PHẢI LÀ:

  • Gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, văn hóa phi vật thể của nhân loại và bảo vệ bền vững bản sắc, con người, truyền thống Huế.
  • Du Lịch thực sự là nền Kinh Tế mũi nhọn của Tỉnh TT Huế
  • Sản phẩm của du lịch Huế mang đến sự trải nghiệm thuần khiết, tuyệt vời cho du khách Quốc Tế .        

Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Bộ môn LH&HDDL

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

Trường Du lịch, Đại học Huế khai giảng đón gần 1.000 tân sinh viên

Chiều 14/11, Trường Du lịch, Đại học Huế tổ chức Lễ khai giảng năm học …