Trang chủ / Những sản phẩm và hình thức du lịch đặc trưng của Huế

Những sản phẩm và hình thức du lịch đặc trưng của Huế

     Sản phẩm du lịch đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Mặc dù Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng; song, nhiều năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc, phù hợp với nhu cầu của khách từ những thị trường trọng điểm và có sức cạnh tranh cao còn ít được nghiên cứu xây dựng hoặc chưa được đầu tư tương xứng để phát triển. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền mặc dù đã được chú trọng; tuy nhiên, hiệu quả quảng bá còn hạn chế; việc quảng cáo chỉ mới dựa trên những gì tỉnh có; chưa quan tâm đến sản phẩm du lịch gì mà thị trường cần, ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch trong tương lai.

     Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong những năm gần đây, tỉnh đã phát triển mạnh mẽ các khu du lịch với quy mô khá lớn, việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch làm thay đổi đáng kể diện mạo của một Trung tâm Văn hoá – Du lịch lớn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tuy nhiên, nhận thức xã hội về du lịch vẫn chưa đầy đủ và nhất quán. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân vì chạy theo lợi nhuận làm nảy sinh những tiêu cực như phá giá, các tệ nạn trong xã hội, thương mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống, nhất là việc khai thác các giá trị nguyên bản đặc sắc của sinh hoạt truyền thống cộng đồng, ảnh hưởng đến tính bền vững của đời sống cộng đồng.

     Vì vậy việc đề ra một chiến lược nhằm phát triển các sản phẩm và hình thức du lịch đặc trưng của Huế là vấn đề cấp thiết, cần có sự tham gia của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng.

     Với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Thừa Thiên Huế được xây dựng trở thành một trong những điểm đến hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp cho khách quốc tế và nội địa sự trải nghiệm độc đáo, chất lượng cao; thu nhập du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong ngành dịch vụ, những giải pháp và mục tiêu cơ bản  được đề ra là:

– Khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về phát triển du lịch tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP và việc làm.

– Thực hiện các chính sách quản lý phù hợp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch và du khách.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ du lịch để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các đoạn thị trường, mục tiêu, đồng thời chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm du lịch mới phù hợp với xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường.

– Củng cố vị trí của TTH là một điểm đến hấp dẫn và thu hút được ngày càng nhiều du khách quốc tế và nội địa.

– Giải quyết hài hoà mối quan hệ hài hoà giữa bảo tồn giá trị tài sản văn hoá tự nhiên.

– Tạo thuận lợi cho nhiều tầng lớp nhân dân ở các địa bàn được hưởng lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch gắn với giảm nghèo.

     Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng về số lượng khách du lịch đạt 15-20%/năm, đến năm 2020 GDP du lịch là 1.100,62 triệu USD chiếm tỷ trọng 28,09% so với GDP toàn tỉnh. (Nguồn: QHTT phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế do Viện NCPT Du lịch thực hiện).

 

Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Bộ môn LH&HDDL

 

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

Lịch công tác tuần 3 tháng 11 năm 2024 (từ ngày 18/11/2024 đến ngày 24/11/2024)

        Thời gian Nội dung Thành phần Địa điểm Người chủ trì …