Tổ chức Du lịch Thế giới phát hành Báo cáo Du lịch thường niên 2016

Tháng 6/2017, Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO đã phát hành Báo cáo thường niên năm 2016. Ấn phẩm tóm tắt ngắn gọn tình hình du lịch và những vấn đề nổi bật năm vừa qua, mang đến một cái nhìn khái quát nhất về tình hình Du lịch thế giới, đồng thời nêu ra các định hướng phát triển trọng tâm của du lịch thế giới thời gian tới.

Với con số 1, 2 tỷ du khách quốc tế đi du lịch toàn cầu, 2016 trở thành năm thứ bảy liên tiếp lượng khách du lịch quốc tế cán mốc 1 tỷ lượt, tiếp tục chuỗi chu kỳ tăng trưởng liên tục kể từ năm 1960. Đặc biệt ghi nhận tại khu vực Châu Phi và khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 đạt 1.236 triệu, tăng 46 triệu (tương đương 4%) so với năm 2015. Đây cũng là năm du lịch gặp rất nhiều thách thức nhưng vẫn đạt được những kết quả tốt đẹp. Đặc biệt, năm 2016 cũng là năm du lịch gắn liền với phát triển bền vững.

reportunwto1

(Ảnh 1: Trích trong báo cáo thường niên 2016 của UNWTO)

Báo cáo thường niên năm 2016 của UNWTO gồm 7 phần chính: (1) Du lịch thế giới 2016 qua những con số; (2) Du lịch qua các chương trình nghị sự quốc tế; (3) Du lịch và bền vững; (4) Du lịch góp phần thay đổi nền kinh tế toàn cầu, (5) Du lịch trách nhiệm và hội nhập, (6) WTO on the ground, (7) Các chương trình liên kết cho các quốc gia thành viên.

(1) Du lịch năm 2016 qua những con số:

  • 1.235 triệu lượt khách
  • Tăng 46 triệu lượt khách so với năm 2015
  • Tiếp tục là năm thứ 7 tăng trưởng dương liên tục
  • Số lượt khách du lịch từ năm 2008 đến năm 2016 là 300 triệu.
  • Mức độ tăng trường là 5% so với mức độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 là 2%

reportunwto2

(Ảnh 2: Trích trong báo cáo thường niên 2016 của UNWTO)

Bảng xếp hạng các điểm đến hàng đầu Bảng xếp hạng mức chi tiêu của du khách
Pháp 84,5 triệu Trung Quốc 261 tỷ $
Mỹ 77,5 triệu Mỹ 122 tỷ $
Tây Ban Nha 68,5 triệu Đức 81 tỷ $
Trung Quốc 56,9 triệu Anh 64 tỷ $
Ý 50,7 triệu Pháp 41 tỷ $

(2) Du lịch qua các chương trình nghị sự quốc tế:

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tiếp tục công việc nâng cao vị trí xứng đáng cho du lịch thông qua các chương trình nghị sự quốc tế hay ở mức độ từng quốc gia vào năm 2016, nhằm nâng cao sự công nhận du lịch với vị thế là một ngành đóng góp chủ yếu cho tiến bộ kinh tế xã hội cũng như nhu cầu về các chính sách thích hợp để du lịch phát triển hơn nữa.

Trọng tâm của du lịch nằm 2017 đặc biệt tập trung vào vấn đề du lịch an toàn và du lịch liên tục.

(3) Du lịch và phát triển bền vững:

UNWTO tiếp tục vận động đưa ra các chính sách dựa trên du lịch là thành phấn cơ bản và ưu tiên cho phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tiếp tục làm việc với các đối tác với chủ đề về du lịch bền vững trong các cuộc thảo luận chính sách và chương trình nghị sự về hòa bình và phát triển kinh tế đa quốc gia, tạo tiền đề cho năm 2017 được chọn là năm quốc tế về phát triển Du lịch bền vững.

4) Du lịch góp phần thay đổi nền kinh tế toàn cầu:

Cùng với toàn cầu hóa, công nghệ, đổi mới, khí hậu và thay đổi của nhân khẩu học đang tác động đến thế giới, du lịch cũng hòa mình vào xu thế đó với việc gia tăng tính bền vững và cạnh tranh của các điểm đến. Năm 2016, UNWTO ưu tiên cho sáng tạo và chia sẻ tri thức về những tác động của xu thế toàn cầu trong du lịch cũng như các giải pháp ứng phó.

(5) Du lịch trách nhiệm và Du lịch hòa nhập

reportunwto3

(Ảnh 3: Trích trong báo cáo thường niên 2016 của UNWTO)

Du lịch và lữ hành là hai ngành nghề có sự tham gia của người dân. Trọng tâm của sự phát triển là khả năng mang lại nhiều sinh kế tốt hơn cho tất cả mọi người. Đảm bảo cho cộng đồng ở khu vực sở tại thu được lợi ích, tạo điều kiện cho tất cả tầng lớp người dân tiếp cận được du lịch, và đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là một trong số những hành động mà UNWTO thúc đẩy vào năm 2016 nhằm hướng tới một ngành công bằng hơn và hòa nhập hơn.

(6) WTO on the ground

Trong năm 2016. UNWTO đã đáp ứng các nhiều yêu cầu từ các thành viên về hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực, trong khi đó, UNWTO.Themis Foundation duy trì một mức độ cao trong đào tạo giáo dục du lịch và các hoạt động chứng nhận. UNWTO cũng củng cố quan hệ đối tác để mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn tuyến đường du lịch văn hóa. Năm 2016, tổ chức Dịch vụ và Hợp tác trong Kỹ thuật của UNWTO đã thực hiện:

  • 16 nhiệm vụ
  • 41 dự án
  • Đem lại lợi nhuận cho tổng cộng 44 quốc gia, trong đó có (21 dự án hỗ trợ kỹ thuật mới trên 20 quốc gia.)

Tất cả các nhiệm vụ và dự án đã được thực hiện thành công, nhờ sự hợp tác tích cực và mang tính xây dựng với các cơ quan quản lý du lịch quốc gia và các bên liên quan trong nước cũng như các đối tác hỗ trợ.

(7) Các chương trình liên kết cho các quốc gia thành viên:

Mạng lưới của UNWTO, được giám sát bởi Chương trình Thành viên Liên kết và mở ra cho cả các Quốc gia thành viên UNWTO và các Thành viên Liên kết, tập hợp các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực du lịch cụ thể nhằm trao đổi chuyên môn liên quan đến lợi ích chung hoặc mục đích chung. Mạng lưới Ẩm thực và Du lịch Mua sắm UNWTO đã được thành lập vào năm 2015, tiếp theo là Mạng lưới Du lịch Thành phố vào tháng 11 năm 2016. Một số chương trình khác đã được tổ chức trong năm 2016:

  • Mạng lưới Du lịch Thành phố và Thị trưởng cho Sáng kiến Du lịch
  • Diễn đàn thế giới về du lịch ẩm thực UNWTO lần 2
  • Hội nghị UNWTO lần thứ 2 về Du lịch Mua sắm
  • Mẫu du lịch rượu vang UNWTO lần đầu tiên: Hành trình vui vẻ

Để tham khảo chi tiết Báo cáo, vui lòng truy cập file đính kèm.

Dịch trên bản gốc : HTQT

About KHCN&HTQT

Tin liên quan

Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Huế cho NCS Nguyễn Hoàng Tuệ Quang

Trường Du lịch – Đại học Huế luôn là một trong những đơn vị hàng …