Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / BỘ MÔN LỮ HÀNH – KHOA DU LỊCH “CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”

BỘ MÔN LỮ HÀNH – KHOA DU LỊCH “CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”

     Sơ khai ra đời năm 2008 từ một Khoa du lịch rất ít giảng viên (8 giảng viên được rút từ tổ Bộ Môn Du lịch thuộc Khoa QTKD trường Đại học Kinh tế Huế trong đó Tổ Trưởng Tổ Bộ môn Du lịch là Cô Bùi Thị Tám, PGS-TS giảng dạy chính môn Kế toán chi phí cho Khoa kế toán thuộc trường Đại học Kinh tế Huế và 7 giảng viên còn lại là cô Ngọc Cẩm, cô Thanh Thủy, cô Ngọc Liên, Thầy Bùi Đức Sinh, cô Lê Thị Diễm Trình, cô Phan Thị Phương Thảo và cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh) đến nay Khoa du lịch đã không ngừng lớn mạnh cả số lượng lẫn chất lượng về đội ngũ giảng viên và cán bộ viên chức ở từng bộ môn và các tổ chức năng thuộc Khoa du lịch. Nhìn lại chặng đường đã qua thật không ai ngờ sự lớn mạnh của Khoa du lịch ngày hôm nay dù chặng đường đó đã có những lúc thăng trầm và biến động nhưng Khoa du lịch vẫn một lòng đoàn kết, vươn lên, phấn đấu không ngừng để xây dựng được ngôi nhà chung hôm nay. Nói đến Khoa du lịch, cần phải nói đến “cái xương sống” của Khoa là các bộ môn giữ vai trò quan trọng nhất trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong ngôi nhà Khoa du lịch ấy, có sự ra đời của một bộ môn “năng động, tự tin, ngoại giao và chia sẻ” là BMLH.

1

                                     Giảng viên bộ môn lữ hành 2008 – 2010

      Bộ môn lữ hành và HDDL là một trong những bộ môn của Khoa rất đáng tự hào vì đã khẳng định được Thương hiệu “Chất lượng tạo ra sự khác biệt” của Khoa du lịch rõ nét nhất. Điều này được minh chứng qua số liệu tuyển sinh từ năm 2009 đến nay. Từ một bộ môn thuộc ngành đào tạo Du lịch học, bộ môn Lữ hành đã “bức phá” để mở ra ngành đào tạo mới đó là ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành” hiện nay. Số lượng tuyển sinh không dừng lại ở con số mà điều đáng ngạc nhiên là chất lượng đầu vào ngày một tăng lên (điểm chuẩn vào ngành QTDVDL và LH từ 17 điểm lên đến 21.50 điểm năm 2018). Từ 70 sinh viên chuyên ngành Quản lý Lữ hành và Hướng dẫn du lịch năm 2009 đến nay, con số đó đã tăng gấp 15 lần với hơn 1000 sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trên tổng số sinh viên toàn khoa là 2000 sinh viên. Một con số đáng tự hào vì đã thu hút được một lượng sinh viên học giỏi chọn ngành đào tạo này. Bộ môn lữ hành được ra đời từ những ngày đầu của Khoa du lịch và đến nay đã làm nên kỳ tích với số lượng sinh viên chiếm hơn một nửa số lượng sinh viên vào khoa với 7 chuyên ngành còn lại.

     Nhờ nắm bắt xu hướng phát triển trong nền kinh tế – xã hội hiện đại, Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành học dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có mức lương cao. Theo đó, học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều sinh viên chọn ngành du lịch vì ngành học này đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch,… Đây được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa. Lợi thế lớn nhất của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là sinh viên sẽ được học và nghiên cứu nhiều kiến thức hay và bổ ích như là: địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Ngoài ra, với những môn học chuyên ngành, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Bộ môn còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về Văn hóa tổ chức, Văn hóa Di sản thế giới, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, PR và truyền thông cho sự kiện,… Đặc biệt, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng,…

     Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch), mỗi năm toàn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt. 

     Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,… Thêm vào đó, làm việc trongngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.Năm 2015,ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong số các ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất tại TP.HCM nói riêng và trong cả nước nói chung, ttrên 95% sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có việc làm phù hợp sau một năm tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành này và trở thành một nhà Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thành công trong tương lai đòi hỏi cả người dạy và người học luôn phải nổ lực không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện những kỹ năng nghề theo chuẩn của ASEAN để phù hợp với xu hướng mới của cuộc Cách mạng 4.0 trong quá trình phát triển và hội nhập.

     Bộ môn Lữ hành đang từng bước hoàn thiện chương trình đào tạo (50% lý thuyết và 50% thực hành) và phương pháp giảng dạy trên lớp kết hợp với thực tế các môn học để từng bước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch của Tỉnh nhà. Hy vọng Bộ môn Lữ hành sẽ luôn được hỗ trợ và đồng hành với sự trưởng thành của Khoa du lịch để từng bước biến giấc mơ Khoa du lịch trở thành Đại học Du lịch Vùng (Miền Trung – Tây Nguyên) có danh tiếng và khẳng định mãi mãi thương hiệu của Khoa “Chất lượng tạo sự khác biệt” hay “Tinh hoa du lịch là Đại học Du lịch Huế” trong tương lai không xa.

Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Bộ môn Lữ Hành

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

NHIỀU HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA NHÂN NGÀY TẾT TRUNG THU

Trung thu – Tết của sự sum vầy, đoàn viên, Tết của tiếng cười trẻ …