1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của chương trình là hướng đến đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. Cụ thể:
– Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội và khoa học liên quan ứng dụng trong dịch vụ du lịch và lữ hành.
– Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong quản lý, quản trị kinh doanh du lịch cũng như những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch và lữ hành.
– Rèn luyện cho người học những kỹ năng thiết yếu trong thực hành quản trị doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch và một ý thức phục vụ khách hàng, phục vụ cộng đồng tốt.
– Thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp có các năng lực sau:
2.1. Chuẩn về kiến thức
2.1.1. Kiến thức cơ bản
TT | Mã
CĐR ngành |
Tiêu chuẩn đầu ra về kiến thức cơ bản |
1 | CĐR1 | Có kiến thức chung về chính trị, pháp luật phù hợp với hệ thống chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. |
2 | CĐR2 | Có hiểu biết cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và các ngành khoa học liên quan ứng dụng trong dịch vụ du lịch và lữ hành. |
3 | CĐR3 | Có kiến thức tổng quát về công nghiệp du lịch, về khoa học quản lý áp dụng trong kinh doanh du lịch, về tổ chức lãnh thổ du lịch. |
2.2.2. Kiến thức chuyên ngành
TT | Mã
CĐR ngành |
Tiêu chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành |
1 | CĐR4 | Hiểu sâu về khoa học quản lý trong kinh doanh du lịch nói chung, đặc biệt trong kinh doanh lữ hành, khách sạn và tổ chức sự kiện. |
2 | CĐR5 | Hiểu rõ kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lý, khoa học công nghệ, luật pháp… trong kinh doanh du lịch và góp phần tích cực vào nghiên cứu, phát triển du lịch một cách bền vững. |
3 | CĐR6 | – Hiểu sâu các nguyên lý và quy trình tổ chức, xây dựng và cung ứng dịch vụ du lịch và lữ hành.
– Nắm vững quy trình xây dựng và thiết kế sản phẩm Tour, điều hành Tour. – Nắm vững nguyên lý căn bản của quá trình quản trị nguồn nhân lực du lịch, quản trị tài chính; quản trị chất lượng dịch vụ du lịch và lữ hành; nguyên lý hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. – Hiểu sâu về hệ thống thông tin quản lý, nguyên lý marketing, hành vi tiêu dùng của khách du lịch, chiến lược cơ bản của marketing du lịch, tâm lý khách du lịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. – Hiểu sâu hệ thống kiến thức chuyên sâu về địa lý du lịch, các giá trị tài nguyên tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch và các tuyến điểm du lịch hiệu quả. – Hiểu sâu về nguyên lý lập quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch, quản trị điểm đến, quản lý du lịch hiệu quả. |
2. Chuẩn về kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng cơ bản
TT | Mã
CĐR ngành |
Tiêu chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản |
1 | CĐR7 | Có thể giao tiếp và giải quyết công việc trong môi trường quốc tế với trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 (hoặc tương đương) trở lên. |
2 | CĐR8 | Sử dụng thông thạo các công cụ công nghệ thông tin, các phần mềm phổ thông và chuyên dụng để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp (đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông). |
3 | CĐR9 | Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt. |
4 | CĐR10 | Kỹ năng rèn luyện sức khoẻ và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc khi cần. |
2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp
TT | Mã
CĐR ngành |
Tiêu chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề nghiệp |
1 | CĐR11 | Thực hành tốt nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện, biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất. |
2 | CĐR12 | Thực hành tốt các hoạt động Marketing, nhân sự, tài chính trong các doanh nghiệp du lịch. |
3 | CĐR13 | Phân tích, xây dựng, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình… trong các hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động chức năng khác của các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. |
4 | CĐR14 | Phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. |
2.3. Thái độ và hành vi
TT | Mã
CĐR ngành |
Tiêu chuẩn đầu ra về thái độ và hành vi |
1 | CĐR15 | Yêu thích công việc phục vụ và giao tiếp với khách hàng; sẵn sàng chấp nhập khó khăn, phức tạp của việc phục vụ khách. |
2 | CĐR16 | Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, văn hóa của doanh nghiệp, của tổ chức. |
3 | CĐR17 | Luôn làm việc với sự chuyên nghiệp cao, năng động và sáng tạo, luôn có tinh thần cầu tiến và cầu thị. |
4 | CĐR18 | Quan hệ đúng mực với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp; có ý thức vì cộng đồng; tham gia các hoạt động cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội. |
3. Cơ hội việc làm
Trong vòng 3 năm đầu sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm ở các vị trí trực tiếp cung ứng dịch vụ trong các doanh nghiệp lữ hành (nhân viên thiết kế tour, nhân viên điều hành tour, nhân viên bán tour) và các vị trí tác nghiệp trong các bộ phận chức năng (Marketing, Nhân sự, Tài chính) của các doanh nghiệp du lịch.
Sinh viên cũng có thể đảm nhiệm vị trí tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp du lịch với các chức danh thực thi hoặc điều hành các chức năng marketing, tài chính, nhân sự và tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu phát triển du lịch. Sau khi trải nghiệm ở vị trí nhân viên, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí giám sát của các nhóm nhân sự trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc thuộc các hoạt động chức năng.
Sau 3 năm tốt nghiệp
Với khoảng thời gian này, sinh viên đã có thể tích lũy được kinh nghiệm, củng cố và làm giàu thêm kiến thức nghề nghiệp của mình, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí cao hơn trong bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp du lịch như trợ lý cho các trưởng bộ phận, trưởng bộ phận, các nhà quản trị cấp cao và thậm chí, có thể tự làm chủ một doanh nghiệp du lịch.