I. Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức tổng quát về ngành Du lịch, có năng lực tư duy phản biện, có phẩm chất chính trị, ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, có khả năng đổi mới sáng tạo khởi nghiệp, có đạo đức và sức khỏe tốt; đáp ứng yêu cầu công việc tại các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Kiến thức
PO1. Cung cấp cho người học các kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội – nhân văn và các kiến thức về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, pháp luật Việt Nam, ngoại ngữ và tin học ứng dụng trong thực tiễn.
PO2. Trang bị cho người học các kiến thức tổng hợp về lịch sử, văn hoá, du lịch, phương pháp nghiên cứu, kiến thức về quản lý, marketing du lịch, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp và quản lý điểm đến du lịch, định hướng phát triển du lịch bền vững.
PO3. Bồi dưỡng cho người học khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành về văn hoá và du lịch, kinh tế và quản lý du lịch tại các điểm đến du lịch và doanh nghiệp du lịch.
- Kỹ năng
PO4. Rèn luyện cho người học các kỹ năng về tin học và ngoại ngữ, kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức, kỹ năng tư duy hệ thống và các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được các vị trí việc làm trong các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PO5. Hình thành cho người học ý thức kỷ luật, thái độ cầu thị, cầu tiến, những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong công việc và trách nhiệm với xã hội, môi trường để phát triển du lịch bền vững và những định hướng học tập, phát triển nghề nghiệp ở bậc cao hơn.
Ký hiệu |
Chuẩn đầu ra (PLO) |
Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện (PI) |
Trình độ năng lực |
1 |
Kiến thức |
||
1.1 |
Kiến thức chung trong toàn Đại học Huế |
||
PLO1 |
Áp dụng được các kiến thức về thế giới quan, lý luận chính trị, giáo dục thể chất và an ninh quốc phòng để nhận diện và diễn giải các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. |
PI1.1. Áp dụng được kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuộc sống và nghề nghiệp. |
3 |
PI1.2. Sử dụng các phương pháp rèn luyện để duy trì và nâng cao sức khỏe (có chứng chỉ/hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp). |
3 |
||
PI1.3. Áp dụng được các kiến thức quốc phòng – an ninh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh). |
3 |
||
1.2 |
Kiến thức chung Trường Du lịch |
||
PLO2 |
Áp dụng được các kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên để góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. |
PI2.1. Áp dụng những kiến thức về tự nhiên, xã hội – nhân văn để vận dụng trong lĩnh vực du lịch. |
3 |
PI2.2. Giải thích và áp dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch và kinh tế. |
3 |
||
PI2.3. Sử dụng được ngoại ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch hoặc một ngoại ngữ khác. |
3 |
||
1.3 |
Kiến thức chung cho nhóm ngành |
||
PLO3 |
Khám phá các kiến thức về văn hoá lịch sử, kinh tế và quản lý du lịch, marketing và phát triển du lịch bền vững kết hợp với các phương pháp nghiên cứu trong du lịch gắn với đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. |
PI3.1. Khám phá các kiến thức về lịch sử, văn hoá, du lịch và các phương pháp nghiên cứu trong phát triển du lịch. |
4 |
PI3.2. Phân tích các kiến thức chung về kinh tế, kế toán, quản trị, quản lý tài nguyên du lịch và hệ thống thông tin trong du lịch, marketing du lịch và phát triển du lịch bền vững gắn với đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. |
4 |
||
1.4 |
Kiến thức ngành/chuyên ngành và bổ trợ |
||
1.4.1 |
Kiến thức ngành |
||
PLO4 |
Kết nối các kiến thức tổng quan trong quản lý kinh doanh khách sạn – nhà hàng và lữ hành, quản lý và marketing điểm đến du lịch gắn với du lịch số. |
PI4.1. Kết nối các kiến thức chung về quản lý trong lĩnh vực du lịch – lữ hành và du lịch số trong phát triển du lịch. |
4 |
PI4.2. Nhận diện và phân tích các vấn đề trong quản lý và marketing điểm đến du lịch. |
4 |
||
1.4.2 |
Kiến thức bổ trợ |
||
PLO5 |
Phân tích các kiến thức về văn hoá và du lịch, marketing và quản lý sự kiện gắn với chuyển đổi số trong du lịch và các kiến thức chuyên sâu trong quản lý lữ hành và kinh doanh khách sạn – nhà hàng. |
PI5.1. Khám phá các kiến thức về văn hoá, du lịch và môi trường trong nghiên cứu và phát triển du lịch. |
4 |
PI5.2. Áp dụng và phân tích các kiến thức về quản lý sự kiện, marketing và chuyển đổi số trong phát triển du lịch. |
4 |
||
PI5.3. Nắm vững và phân tích các kiến thức chuyên sâu về quản lý lữ hành và khách sạn. |
4 |
||
1.4.3 |
Kiến thức chuyên ngành |
||
PLO6 |
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành về văn hoá và du lịch, kinh tế và quản lý du lịch trong phát triển du lịch tại các điểm đến. |
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý du lịch |
|
PI6.1. Tổ chức và đánh giá các công tác quy hoạch phát triển du lịch, lập và quản lý các dự án du lịch và quản lý nhà nước trong phát triển du lịch. |
5 |
||
Chuyên ngành Văn hoá và du lịch |
|
||
PL6.2. Vận dụng các kiến thức về du lịch văn hoá và di sản, quản lý văn hoá trong phát triển du lịch và các xu hướng du lịch đương đại trong phát triển du lịch. |
5 |
||
1.5 |
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
||
PLO7 |
Kiểm tra, đánh giá các kiến thức, kỹ năng của ngành và chuyên ngành trong phân tích, xử lý vấn đề và thực hiện chức năng nghề nghiệp một cách độc lập. |
PI 7.1 Đánh giá các kiến thức ngành, chuyên ngành, phát triển các kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn, thực hiện chức năng nghề nghiệp một cách độc lập và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp |
5 |
PI 7.2 Kiểm tra và vận dụng tốt kiến thức ngành, chuyên ngành trong phát hiện vấn đề, phân tích, đề xuất giải pháp, giải quyết tốt các vấn đề trong kinh doanh và phát triển du lịch tại các điểm đến du lịch và doanh nghiệp du lịch. |
5 |
||
2 |
Kỹ năng |
||
2.1 |
Kỹ năng chung |
||
PLO8 |
Sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học để nhận diện và giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. |
PI8.1. Kết nối và sử dụng tốt ngoại ngữ trong các tình huống thông thường (đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và theo quy định chung của Đại học Huế). |
3 |
PI8.2. Áp dụng công nghệ thông tin cơ bản (đạt trình độ công nghệ thông tin cơ bản theo chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 03/2014/TT–BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tương đương) trong lĩnh vực chuyên môn. |
3 |
||
2.2 |
Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề |
||
PLO9 |
Vận dụng linh hoạt các kỹ năng lập luận tư duy hệ thống và giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức. |
PI9.1. Thiết lập kỹ năng lập kế hoạch và quản lý trong các tổ chức quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch. |
4 |
PI9.2. Tích hợp kỹ năng phát hiện, phân tích, phản biện, đánh giá và giải quyết vấn đề. |
3 |
||
PI9.3. Xây dựng năng lực tự định hướng, dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. |
3 |
||
PI9.4. Vận dụng linh hoạt kỹ năng nhận thức, quan sát, lắng nghe, viết lách và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và cập nhật kiến thức. |
4 |
||
PI9.5. Xây dựng năng lực tư duy logic, phán đoán, so sánh và phân tích vấn đề đa diện, xây dựng tư duy đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch. |
3 |
||
2.3 |
Kỹ năng nghề nghiệp |
||
PLO10 |
Xây dựng thái độ phục vụ chuyên nghiệp, cân chỉnh cảm xúc cá nhân, thiết lập và phát triển các kỹ năng giao tiếp, nhận diện và phân tích vấn đề, làm việc độc lập hay làm việc nhóm hiệu quả để thích ứng với môi trường làm việc đa dạng. |
PI10.1. Thiết lập kỹ năng nhận diện, phân tích và phản biện vấn đề. |
4 |
PI10.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, năng lực làm việc độc lập, tự chủ, năng động, làm việc nhóm hiệu quả. |
5 |
||
PI10.3. Cân chỉnh cảm xúc cá nhân, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, thích ứng tốt với môi trường làm việc đa dạng và chịu được áp lực công việc, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. |
4 |
||
3 |
Năng lực tự chủ và trách nhiệm |
||
PLO11 |
Hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến trong học tập và trong công việc.
|
PI11.1. Hình thành phẩm chất đạo đức, trung thực, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân, lập trường vững vàng, kiên định, làm chủ hành vi cá nhân, có lý tưởng sống. |
4 |
PI11.2. Thể hiện thái độ cầu thị, tinh thần cầu tiến, không ngừng hoàn thiện bản thân, khả năng tự học tập, tự chủ thời gian, bồi dưỡng, cập nhật, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực điều hành, quản lý, giải quyết vấn đề và năng lực chuyên môn. |
5 |
||
PI11.3. Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, có trách nhiệm với khách hàng, tổ chức và doanh nghiệp, nhiệt huyết, đam mê với nghề. |
5 |
||
PI11.4. Hình thành năng lực tự lực, độc lập, chủ động học tập suốt đời, tìm kiếm, nắm bắt cơ hội, định hướng và phát triển nghề nghiệp. |
4 |
||
PLO12 |
Thể hiện ý thức tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và định hướng và phát triển nghề nghiệp. |
PI12.1. Tuân theo pháp luật, tôn trọng các truyền thống văn hoá bản địa và thông lệ quốc tế và thực hiện trách nhiệm công dân toàn cầu đối với môi trường, văn hoá, xã hội, con người và ngành du lịch. |
5 |
- Năng lực công tác
Sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch:
– Có năng lực chuyên môn và nghề nghiệp, có thể đảm nhiệm các vị trí công việc khác nhau trong các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp du lịch.
– Có khả năng sáng tạo và khởi nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
– Cụ thể các vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch có thể bao gồm:
+ Nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng …).
+ Công tác ở các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thể thao – du lịch,
các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ về du lịch,…
+ Giảng viên, cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về du lịch…