Trang chủ / Đảm bảo CLGD / Chuẩn đầu ra / Chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh áp dụng từ các khóa tuyển sinh năm học 2023 trở về sau

Chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh áp dụng từ các khóa tuyển sinh năm học 2023 trở về sau

      I. Mục tiêu đào tạo

  1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong cung ứng dịch vụ du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; có năng lực sáng tạo, tư duy nghiên cứu ứng dụng và học tập trọn đời; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các tổ chức, cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ và cộng đồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

  1. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có các khả năng cụ thể sau:

  • Kiến thức

PO1. Cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội – nhân văn.

PO2. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, môi trường kinh doanh – marketing và nguyên tắc phát triển bền vững, cùng những kiến thức chuyên sâu về cung ứng và quản trị kinh doanh trong ngành du lịch dịch vụ.

  • Kỹ năng

PO3. Giúp người học vận dụng linh hoạt những kỹ năng về ngoại ngữ, lập luận tư duy, xác định và giải quyết vấn đề, thực hành nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu đặc thù của các vị trí việc làm trong kinh doanh du lịch dịch vụ, truyền thông – marketing, sự kiện và dịch vụ giải trí.

PO4. Rèn luyện cho người học năng lực thiết kế, triển khai và kiểm soát các nguồn lực, khả năng dẫn dắt về chuyên môn và phát huy trí tuệ tập thể trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa.

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PO5. Nâng cao ý thức của người học về đạo đức, kỷ luật, giá trị và tinh thần trách nhiệm đối với phát triển cá nhân, nghề nghiệp và xã hội, từ đó, thiết lập tác phong chuyên nghiệp, thái độ cầu thị, tinh thần cầu tiến và chủ động học tập trọn đời.

     II. Chuẩn đầu ra

Để đạt được mục tiêu đào tạo của chương trình, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Du lịch – Đại học Huế cần đảm bảo đáp ứng 12 chuẩn đầu ra (PLO), với 26 chỉ số đánh giá cụ thể (PI) được phân bố theo 3 nhóm về: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm như bảng dưới đây.

Ký hiệu

Chuẩn đầu ra (PLO)

Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện (PI)

Trình độ năng lực

1

Kiến thức

1.1

Kiến thức chung trong toàn Đại học Huế

PLO1

Áp dụng được các kiến thức về thế giới quan, lý luận chính trị, giáo dục thể chất và an ninh quốc phòng để nhận diện và diễn giải các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.

PI1.1. Áp dụng được kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuộc sống và nghề nghiệp.

3

PI1.2. Sử dụng các phương pháp rèn luyện để duy trì và nâng cao sức khỏe (có chứng chỉ/hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp).

3

PI1.3. Áp dụng được các kiến thức quốc phòng – an ninh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh).

3

1.2

Kiến thức chung Trường Du lịch

PLO2

Sử dụng được các kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên trong  giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.

PI2.1. Áp dụng những kiến thức về tự nhiên, xã hội – nhân văn để vận dụng trong lĩnh vực du lịch.

3

PI2.2. Giải thích và áp dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và du lịch.

3

1.3

Kiến thức chung cho nhóm ngành

PLO3

 

Kết nối được kiến thức chung về quản lý, quản trị kinh doanh, ngành du lịch, nguyên tắc phát triển bền vững trong tối ưu hóa tác động tích cực đến kinh tế, xã hội và môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

PI3.1. Xác định kiến thức nền tảng về khoa học quản lý, quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh – marketing trong doanh nghiệp và nguyên tắc phát triển bền vững.

4

PI3.2. Khám phá kiến thức tổng hợp về ngành du lịch, tư duy đổi mới sáng tạo trong khởi sự kinh doanh, quản trị và phát triển doanh nghiệp du lịch dịch vụ.

4

1.4

Kiến thức ngành/chuyên ngành và bổ trợ

1.4.1

Kiến thức ngành

PLO4

Đối chiếu được các khái niệm và phương pháp nghiên cứu khoa học để áp dụng trong quản trị nhân sự, tài chính, chiến lược kinh doanh – tiếp thị của doanh nghiệp, quản lý điểm đến du lịch, sự kiện và lễ hội.

PI4.1. Phân biệt rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn trong ngành để vận dụng vào giải quyết các tình huống quản trị cụ thể.

4

PI4.2. Khám phá các nguyên tắc, phương pháp và công cụ  quản trị về nhân sự, tài chính, chiến lược kinh doanh – tiếp thị của doanh nghiệp, quản lý điểm đến du lịch, sự kiện và lễ hội.

4

1.4.2

Kiến thức bổ trợ

PLO5

Xác định và áp dụng được các kiến thức về văn hóa và công nghệ số trong quản trị dịch vụ, tổ chức sự kiện và marketing cho doanh nghiệp du lịch dịch vụ.

PI5.1. Bóc tách được các tình huống thực tiễn trong quản trị dịch vụ du lịch, sự kiện và marketing để giải quyết vấn đề đa diện hơn.

4

PI5.2. Kết nối kiến thức về văn hóa  địa phương và văn hóa đa quốc gia trong ứng xử, thiết kế, triển khai và kiểm soát dịch vụ.

4

PI5.3. Khám phá các ứng dụng của công nghệ số trong thực tiễn ngành du lịch và quản trị kinh doanh du lịch dịch vụ.

4

1.4.3

Kiến thức chuyên ngành

PLO6

Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu, thiết kế, cung ứng và quản trị trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành, truyền thông và marketing, sự kiện và giải trí.

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

PI6.1. Hệ thống được các bước lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, bảo đảm chất lượng dịch vụ.

5

Chuyên ngành Quản trị sự kiện du lịch và giải trí

PI6.2. Đánh giá bối cảnh để xây dựng kế hoạch và thiết kế trải nghiệm phù hợp, tuân theo các nguyên tắc quản trị dự án và quản trị sản xuất trong sự kiện du lịch và giải trí.

5

Chuyên ngành Truyền thông và marketing du lịch

PI6.3. Nhận định và lựa chọn được các xu hướng, chiến lược và chiến thuật phù hợp trong quản trị marketing và truyền thông du lịch dịch vụ; đáp ứng yêu cầu của các thị trường và khách hàng khác nhau.

5

1.5

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

PLO7

Phân tích phản biện dựa trên các kiến thức, kỹ năng của ngành và chuyên ngành để xử lý vấn đề thực tiễn và thực hiện chức năng nghề nghiệp một cách độc lập.

PI7.1. Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng của ngành, chuyên ngành qua ứng dụng vào các hoạt động thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp du lịch dịch vụ.

5

PI7.2. Đánh giá tổng hợp các vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức, kỹ năng của ngành và chuyên ngành để có thể độc lập xử lý vấn đề một cách đa diện và thuyết phục.

5

2

Kỹ năng

2.1

Kỹ năng chung

PLO8

Kết nối tốt với những cập nhật của ngành nghề trong bối cảnh toàn cầu hóa với năng lực ngoại ngữ và tin học.

PI8.1. Sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ (đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và theo quy định chung của Đại học Huế), đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

4

PI8.2. Khám phá và áp dụng công nghệ thông tin cơ bản (đạt trình độ công nghệ thông tin cơ bản theo chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 03/2014/TT–BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tương đương) trong lĩnh vực chuyên môn.

4

2.2

Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

PLO9

Vận dụng linh hoạt các kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống, tư duy phản biện và sáng tạo vào  nghiên cứu, khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

PI9.1. Vận dụng linh hoạt kỹ năng quan sát, phát hiện, phân tích, vận dụng, phản biện, đánh giá để giải quyết các vấn đề quản trị một cách đa diện.

4

PI9.2. Thiết lập năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, tự cập nhật kiến thức và ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ vào thực tiễn ngành nghề.

4

PI9.3. Xây dựng quy trình và kịch bản để tổ chức, cung ứng và vận hành hoạt động kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng.

3

PI9.4. Tích hợp khả năng dẫn dắt về chuyên môn và phát huy trí tuệ tập thể trong kinh doanh du lịch dịch vụ, tạo việc làm cho mình và người khác.

4

2.3

Kỹ năng nghề nghiệp

PLO10

Thiết lập kỹ năng chuyên nghiệp trong nghiệp vụ phục vụ, vận hành đội nhóm, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ.

PI10.1. Xây dựng năng lực lập kế hoạch, thiết kế trải nghiệm dịch vụ, điều phối thực hiện và kiểm soát các nguồn lực của các tổ chức và doanh nghiệp du lịch dịch vụ.

4

PI10.2. Vận dụng linh hoạt kỹ năng giao tiếp, đàm phán và truyền thông chiến lược đến đối tượng mục tiêu và các bên liên quan.

4

PI10.3. Tích hợp các công cụ kỹ thuật trong thiết kế ý tưởng, triển khai và kiểm soát một dự án về kinh doanh du lịch, truyền thông và marketing, sự kiện du lịch và giải trí.

4

PI10.4. Phối hợp năng lực quản trị cảm xúc cá nhân và hiệu suất thực hiện công việc của nhóm, điều chỉnh bản thân để thích ứng tốt với môi trường làm việc đa dạng và có áp lực cao.

4

3

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO11

Thể hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nghiêm túc.

PI11.1. Thể hiện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân, có kỷ luật, có lý tưởng sống, lập trường vững vàng, kiên định và làm chủ hành vi cá nhân.

5

PI11.2. Hình thành đạo đức nghề nghiệp, hành vi ứng xử và phục vụ chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và thái độ cầu thị, nhiệt huyết với nghề.

4

PLO12

Phát triển năng lực làm việc độc lập, thích ứng với đa dạng các môi trường làm việc khác nhau; chủ động  học tập trọn đời để không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

PI12.1. Hình thành năng lực tự hoạch định, thích nghi và phát triển nghề nghiệp, chủ động học tập suốt đời để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và giá trị bản thân.

4

PI12.2. Gắn kết với pháp luật, các thông lệ quốc tế và chuẩn mực cộng đồng trong thực hiện trách nhiệm công dân toàn cầu đối với môi trường, văn hóa, xã hội, con người và ngành du lịch.

4

*Ghi chú:  PI: Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện (Performance Indicator – Chuẩn đầu ra cấp 2)

Các PI của một PLO có thể xem như là các nội hàm chính, quan trọng của PLO. Để hoàn thành được PLO thì người học phải hoàn thành được các PI như là các hoạt động cụ thể trong CTĐT.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có năng lực chuyên môn và năng lực công tác tốt, có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch dịch vụ, hoặc có thể khởi nghiệp liên quan đến hoạt động phục vụ, kinh doanh, quản lý trong các công ty lữ hành, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, các công ty sự kiện… Sau khi trải nghiệm ở vị trí nhân viên, sinh viên có thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí giám sát, quản lý của các nhóm nhân sự trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc thuộc các hoạt động chức năng. Đặc biệt, theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Du lịch – Đại học Huế, người học còn có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường. Cụ thể là:

– Vị trí làm việc đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

+ Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia tư vấn, cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp du lịch dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.

+ Nhân sự tại các cơ quan quản lý nhà nước như Ban quản lý các dự án phát triển du lịch; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh, thành phố; Trung tâm xúc tiến du lịch, Phòng quản lý Văn hóa – Thông tin thuộc các huyện, quận, thị xã; các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.

+ Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh cho bản thân.

+ Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách về du lịch, truyền thông, marketing, sự kiện và giải trí hoặc các công ty chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh trong du lịch dịch vụ.

– Vị trí làm việc đối với chuyên ngành Quản trị sự kiện du lịch và giải trí

+ Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia tư vấn hoặc trưởng phó phòng nghiệp vụ tổ chức sự kiện của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp du lịch dịch vụ ở trong và ngoài nước, các công ty truyền thông/quảng cáo, tổ chức sự kiện, đài truyền hình/hãng phim…

+ Nhân sự tại các cơ quan quản nhà nước như Ban quản lý các dự án phát triển du lịch; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các tỉnh, thành phố, Trung tâm Festival; Trung tâm xúc tiến du lịch, Phòng quản lý Văn hóa – Thông tin thuộc các huyện, quận, thị xã; các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.

+ Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh cho bản thân.

+ Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách về du lịch, truyền thông, marketing, sự kiện và giải trí hoặc các công ty chuyên đào tạo về tổ chức sự kiện.

– Vị trí làm việc đối với chuyên ngành Truyền thông và marketing du lịch

+ Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia tư vấn, trưởng phó, phụ trách bộ phận marketing hoặc bộ phận kinh doanh của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp du lịch dịch vụ ở trong và ngoài nước, các công ty truyền thông/quảng cáo, công ty dịch vụ marketing/ tổ chức sự kiện…

+ Nhân sự tại các cơ quan quản lý nhà nước như Ban quản lý các dự án phát triển du lịch; các Sở du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông ở các tỉnh, thành phố; Trung tâm xúc tiến du lịch, Phòng quản lý Văn hóa – Thông tin thuộc các quận/huyện/thị xã; các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.

+ Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh cho bản thân.

+ Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách về du lịch, truyền thông, marketing, sự kiện và giải trí hoặc các công ty chuyên đào tạo về truyền thông và marketing.

– Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

+ Đủ điều kiện để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

+ Đủ khả năng học bậc sau đại học với các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các ngành/chuyên ngành về kinh tế, du lịch, quản trị kinh doanh hay quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

About Khảo thí

Tin liên quan

Thông báo về việc khảo sát của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Du lịch học kỳ II (đợt 2) năm học 2023-2024

Với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Du lịch thông báo …