Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / Du lịch Thừa Thiên Huế: Đắm say miền quê Thanh Toàn

Du lịch Thừa Thiên Huế: Đắm say miền quê Thanh Toàn

Sau 8 kỳ tổ chức lễ hội “Chợ quê ngày hội” – Festival Huế và các chương trình quảng bá du lịch của địa phương, làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế được các nhà lữ hành đưa vào làm điểm đến trong tour cộng đồng tham quan xứ Huế.

Thanh Toàn là làng quê đẹp, mộc mạc với bến nước, con đò, ruộng lúa… Bên cạnh vẻ đẹp mang nét đặc trưng của làng quê miền Trung, nơi đây còn có những công trình kiến trúc độc đáo của các di tích văn hóa, lịch sử mà trong đó chiếc cầu Ngói như là biểu tượng kiến trúc riêng của vùng đất này.

Ông Trần Duy Việt- Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế- cho biết, thời gian gần đây, nhằm quảng bá thương hiệu di tích lịch sử cầu Ngói Thanh Toàn, kết nối các nhà hoạt động du lịch, doanh nhân, doanh nghiệp… hình thành thêm nhiều tour, tuyến du lịch và điểm đến để phát triển kinh tế, địa phương đã phối hơp với các đơn vị chuyên môn tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, qua đó thu hút thêm lượng khách du lịch, làm tiền đề cho Lễ hội Festival được tổ chức tại đây vào năm sau.

Bình minh miên quê Thanh Toàn

Có mặt trong đêm diễn ra chương trình nghệ thuật “Đêm hội làng xưa – Đắm say miền quê Thanh Toàn”, do Công ty TNHH MTV Xã hội Huế Xanh phối hợp với Hội phụ nữ xã Thủy Thanh và một số đơn vị, doanh nghiệp liên quan tổ chức vào 20/10/2017, mới cảm nhận thêm vẻ đẹp vốn có của làng quê Thanh Toàn. Tại đây, khi lồng ghép các hoạt động biểu diễn di sản âm nhạc Huế, trình diễn áo dài và người đẹp xứ Huế, hoa đăng và lời cầu nguyện… với không gian ẩm thực làng xưa Thủy Thanh thông qua các sản phẩm truyền thống của xứ Huế như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh ít, bánh nậm… đã tạo ra nét riêng biệt của miền quê. Bà Võ Thị Gái cho biết, nhà mệ (bà) bên Thủy Châu, nghe bên ni (này) đêm nay có hò giã gạo và bài chòi nên mệ (bà) qua từ sớm. Xem, chơi xong, phải nói là vui, đẹp… cứ tháng được một lần như ni (này) thì tốt, bà Gái cho biết thêm.

Nét đẹp xứ Huế trong đêm

Bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm- Trưởng bộ môn Lữ hành và Hướng dẫn du lịch, Khoa du lịch, Đại học Huế cho rằng, trước tiên cần xác định sản phẩm chính của cầu Ngói Thanh Toàn là gì? Di tích lịch sử hay ẩm thực, mô hình chợ quê cần liên tục duy trì chứ ko đợi đến Festival Huế. Để cầu Ngói Thanh Toàn là điểm đến “độc đáo, điên đảo và điệu đàng” của địa phương thì nên mở các lớp tập huấn cho những nhà quản lý và người dân địa phương về những kỹ năng phục vụ, tiếp đón khách du lịch, qua đó làm họ cảm thấy thân thiện và mong muốn được hòa nhập với môi trường ở đây, bà Cẩm cho biết thêm.

Làm nghề truyền thống bên cầu Ngói Thanh Toàn

Thiết nghĩ, để nơi đây là điểm đến khác lạ trong lòng du khách, bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường xá và điện thắp sáng ban đêm) và nâng cao ý thức của người dân địa phương trong bảo vệ môi trường thì cần quy tụ các nhà lữ hành hay người dân địa phương có tâm huyết với cầu Ngói Thanh Toàn để tìm cách xây dựng, phát triển hình thành những sản phẩm du lịch làm điểm nhấn. Quan trọng hơn là tất cả người dân sở tại đều nhận được lợi ích từ du lịch chứ không riêng gì những người làm du lịch (đường xá, không khí, các hoạt động vui chơi tại cầu Ngói Thanh Toàn….).

Rực rỡ hoa đăng bên dòng sông Như Ý

Bà Đặng Thị Thùy Dương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xã hội Huế Xanh – Chủ tịch Hội nữ doanh nhân tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Muốn cầu Ngói Thanh Toàn là điểm đến trong hành trình “du lịch xanh” của du khách, bên cạnh các chiến lược phát triển của những nhà làm du lịch và những chính sách từ chính quyền thì trực tiếp người dân địa phương cũng phải là những người tham gia làm du lịch…

Th. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – BMLH

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

Công khai thời gian, địa điểm, toàn văn luận án và tóm tắt luận án, tính mới luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh của nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tuệ Quang, Khóa năm 2021, ngành Du lịch

Căn cứ điều 22 của Quyết định số 1695/QĐ-ĐHH ngày 20 tháng 12 năm 2019 …