Trang chủ / KH & HTQT / HỘI NGHỊ QUỐC TẾ “COVID-19, DIGITAL TRANSFORMATION AND TOURISM RESILIENCE”

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ “COVID-19, DIGITAL TRANSFORMATION AND TOURISM RESILIENCE”

Ngày 15/03/2022, Trường Du lịch – Đại Học Huế đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế với chủ đề “COVID-19, Digital Transformation and Tourism Resilience” trên nền tảng trực tuyến và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các giảng viên và các nhà nghiên cứu trong ngành du lịch trên thế giới.  Hội nghị nhằm góp phần thu hút các bài nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới, từ đó đưa ra các thảo luận chung nhằm khôi phục du lịch sau đại dịch COVID-19.

64854ed04d188246db09

Hội nghị có sự góp mặt tư vấn của các chuyên gia trong ngành du lịch. Ban biên tập Hội nghị gồm có:

  1. PGS.TS. Trần Hữu Tuấn – Hiệu trưởng, Trường Du lịch, Đại học Huế, Việt Nam
  2. PGS.TS. Ralf Burbach – Đại học Công Nghệ Dublin, Ai-len
  3. PGS.TS. Jeff Beck – Trường Quản lý kinh doanh Khách Sạn, Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ.
  4. PGS.TS. Bùi Thị Tám – Trường Du Lịch, Đại học Huế, Việt Nam
  5. TS. Trần Thị Ngọc Liên – Phó Hiệu trưởng, Trường Du Lịch, Đại học Huế, Việt Nam
  6. PGS.TS. Dipra Jha – Trường Quản lý kinh doanh Khách Sạn, Đại học bang Washington, Hoa Kỳ
  7. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải – Đại học Greenwich, Anh.
  8. GS.TS. Wilhelm Steingrube – Đại học Greifswald, Đức.
  9. PGS.TS. Hoàng Trọng Hùng – Trường Đại học Kinh tế Huế, Việt Nam.
  10. TS. Jaeyeon Choe – Đại học Swansea, Anh.
  11. PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng – Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trong đó, gồm có 6 diễn giả chính tham gia để điều hành các phiên:

  1. PGS.TS. Bùi Thị Tám – Trường Du Lịch, Đại học Huế, Việt Nam
  2. PGS.TS. Ralf Burbach – Đại học Công Nghệ Dublin, Ai-len
  3. TS. Jaeyeon Choe – Đại học Swansea, Anh.
  4. PGS.TS. Harald A.Friedl- Trường Quản lý Khách sạn và Du lịch, Đại học Khoa học Ứng dụng FH Joaneum, Áo.
  5. PGS.TS. Dipra Jha – Trường Quản lý kinh doanh Khách Sạn, Đại học bang Washington, Hoa Kỳ
  6. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải – Đại học Greenwich, Anh.
Hình ảnh các diễn giả, chuyên gia được trình chiếu giới thiệu tại Hội nghị
Hình ảnh các diễn giả, chuyên gia được trình chiếu giới thiệu tại Hội nghị

Bên cạnh đó, Hội nghị vinh dự khi được đón tiếp các khách mời đến từ Đại diện các Sở ban ngành và các trường Đại học trong và ngoài Tỉnh đến tham gia trực tiếp tại đơn vị tổ chức Hội nghị

Về phía Đại học Huế, có sự hiện diện của TS. Đỗ Thị Xuân Dung – Phó Giám đốc Đại học Huế đã đến tham dự và cùng trao đổi cùng với các chuyên gia trong việc nghiên cứu việc phục hồi Du lịch hậu COVID-19 cũng như việc chuyển đổi số trong ngành dịch vụ này.

PGS. TS. Trần Hữu Tuấn và TS. Đỗ Thị Xuân Dung trong Hội nghị
PGS. TS. Trần Hữu Tuấn và TS. Đỗ Thị Xuân Dung trong Hội nghị

Hội nghị gồm có 2 phiên đều diễn ra cùng ngày. Mở đầu chương trình Hội nghị, PGS.TS. Trần Hữu Tuấn gửi lời chào mừng và lời cảm ơn đến các chuyên gia, diễn giả và khách mời đã dành thời gian quý báu để tham dự, chia sẻ và trình bày tại Hội nghị “COVID-19, Digital Transformation and Tourism Resilience”.

PGS.TS Trần Hữu Tuấn phát biểu mở đầu chương trình Hội nghị
PGS.TS Trần Hữu Tuấn phát biểu mở đầu chương trình Hội nghị

Ngay tại phiên buổi sáng cùng ngày, diễn giả chính trong phiên Hội nghị sáng là PGS.TS. Bùi Thị Tám – chuyên gia trong ngành du lịch trình bày nghiên cứu “Chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới du lịch: sự thay đổi mô hình của hệ sinh thái du lịch”. Lần lượt là các nghiên cứu đến từ các diễn giả khác nhau chia sẻ theo 3 chủ đề chính: (1) Sự phục hồi của khách du lịch nội địa tại Việt Nam hậu COVID-19; (2) Thuật toán AIC cho ý định quay trở lại của khách du lịch; (3) Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

PGS.TS. Bùi Thị Tám thảo luận trực tuyến trong Hội nghị
PGS.TS. Bùi Thị Tám thảo luận trực tuyến trong Hội nghị

Tại Hội nghị, các chuyên gia và khách mời đã thảo luận sôi nổi về các bài trình bày cũng như các chiến lược phục hồi Du lịch sau giai đoạn COVID-19. Phiên Hội nghị buổi sáng được kết thúc thông qua bài phát biểu tóm tắt lại các nội dung thảo luận cũng như thông báo về các phiên buổi chiều được trình bày bởi TS. Trần Thị Ngọc Liên.

Hình ảnh trực tiếp tại Hội nghị
Hình ảnh trực tiếp tại Hội nghị

Cũng trong chiều 15/3/2022, Hội nghị gồm có 3 phiên trực tuyến được tổ chức song song, sự đa dạng trong chủ đề của các phiên đã thu hút rất nhiều các chuyên gia cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực. Chủ đề của các phiên cụ thể như sau:

– Phiên trực tuyến 1: Du lịch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Trong phiên này, người tham gia được lắng nghe diễn giả là PGS.TS. Ralf Burbach, ông đã chia sẻ về “Sự phản hồi của các tổ chức đối với việc thách thức trong việc quản lý dưới bối cảnh dịch bệnh COVID-19” và diễn giả TS. Jaeyeon Choe đã chia sẻ về “Phát triển du lịch sức khỏe trong bối cảnh COVID-19”. Sự đa dạng trong các chủ đề đã thu hút một lượng lớn người tham gia và có nhiều sự thảo luận sôi nổi cũng khác nhau. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của 2 bài nghiên cứu được trình bày gồm các chủ đề (1) Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 lên du lịch Việt Nam; (2) Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến du lịch sức khỏe.

– Phiên trực tuyến 2: Chuyển đổi số trong du lịch

Trong phiên này, người tham gia được lắng nghe diễn giả PGS.TS. Harald Fried, ông đã chia sẻ chủ đề “Các nguyên tắc cơ bản trong đạo đức du lịch trong bối cảnh dịch bệnh và sự chuyển đổi số để phục hồi du lịch” và PGS.TS Dipra Jha chia sẻ chủ đề “Du lịch trong tương lai: sự chuyển đổi số của ngành du lịch và khách sạn”. Hai chuyên gia đã đưa ra các lập luận đánh giá và nhận xét thông qua bài nghiên cứu cho thấy vai trò của chuyển đổi số đối với ngành du lịch, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID. Trong phiên này gồm có 3 bài nghiên cứu được trình bày bao gồm (1) Sự ảnh hưởng dự định của khách du lịch đến thăm Việt Nam thông qua vlog của Youtube; (2) Nhận thức học tập của người học đối với rào cản của việc học trực tuyến trước và quá trình dịch bệnh COVID-19; (3) Tìm hiểu việc tiếp tục sử dụng nền tảng Airbnb trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

– Phiên trực tuyến 3: Phục hồi du lịch

Trong phiên này, người tham gia được lắng nghe diễn giả TS. Nguyễn Thị Hồng Hải trình bày về chủ đề “Phục hồi Du Lịch”. Gồm có 4 chủ đề nghiên cứu được trình bày trong phiên này, bao gồm: (1) Lập bản đồ nghiên cứu về phục hồi du lịch; (2) Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phục hồi doanh nghiệp du lịch; (3) Những thách thức và cơ hội cho kinh doanh homestay trong bối cảnh COVID-19; (4) Nghiên cứu sự gắn bó của người dân địa phương đối với du lịch địa phương trong bối cảnh COVID-19.

Hình ảnh các diễn giả, chuyên gia, khách mời trong phiên Hội nghị
Hình ảnh các diễn giả, chuyên gia, khách mời trong phiên Hội nghị

Các phiên thảo luận đã rất thành công bởi sự trình bày nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu đến từ nhiều đất nước khác nhau, sự đa dạng bởi các văn hóa cũng như bản sắc bản địa đối với du lịch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã giúp người nghe có thể hiểu được một cách toàn cầu hóa ngành du lịch trong thời điểm trước và khi quá trình dịch bệnh diễn ra.

Để kết thúc chương trình Hội nghị, TS. Trần Thị Ngọc Liên đã gửi lời tri ân đến các diễn giả và chuyên gia, khách mời đã đến tham dự hội nghị và điểm qua các kết quả trình bày trong suốt Hội nghị trong buổi chiều cùng ngày. Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp, hứa hẹn nhiều nghiên cứu sẽ được mở rộng hơn nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi du lịch, du lịch sẽ trở mình trở lại với những dự án và thích nghi với sự đổi mới sau dịch bệnh COVID-19.

ThS. Đoàn Thị Thanh Thủy

About KHCN&HTQT

Tin liên quan

Seminar “Global trends in hospitality and tourism” tại Trường Du lịch-Đại học Huế

Vào sáng ngày 02/5/2024, Trường Du lịch-Đại học Huế đã tổ chức Seminar “Global trends …