Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / TS. Trần Đức Anh Sơn nói chuyện với sinh viên Khoa Du lịch về chủ đề “di sản văn hoá Huế: vấn đề bảo tồn và khai thác phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương”

TS. Trần Đức Anh Sơn nói chuyện với sinh viên Khoa Du lịch về chủ đề “di sản văn hoá Huế: vấn đề bảo tồn và khai thác phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương”

Nhằm giúp sinh viên Khoa Du lịch có cơ hội tiếp cận học phần Du lịch di sản và Cơ sở văn hoá Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn. Khoa Du lịch – Đại học Huế đã mời Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng đến nói chuyện với sinh viên của Khoa với chủ đề “Di sản văn hoá Huế: vấn đề bảo tồn và khai thác phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương” vào ngày 6/10/2018. Thành phần tham gia buổi nói chuyện ngoài sinh viên các lớp đang học hai môn Du lịch di sản và Cơ sở văn hoá Việt Nam còn có sự tham gia của nhóm Creative Tourism – Khoa Du lịch.

Nội dung cuộc nói chuyện xoay quanh ba vấn đề chính bao gồm: (1) Giới thiệu chung về Huế và vương triều Nguyễn; (2) Vấn đề bảo tồn giá trị di sản văn hoá Huế; (3) Khai thác di sản văn hoá để phát triển sản phẩm du lịch ở Huế.

unnamedỞ vấn đề thứ nhất, diễn giả đã trình bày khái quát về lịch sử vùng đất Huế và mối liên hệ của nó với vương triều Nguyễn đồng thời giải thích nguyên nhân tại sao vua Gia Long chọn Huế làm Kinh đô của vương triều.

Trong chủ đề thứ hai, Diễn giả tập trung vào khái quát hệ thống di sản văn hoá Huế, có thể hệ thống thành 10 hệ tiêu biểu đó là: Kinh thành Huế và hệ thống phòng thủ triều Nguyễn; Hoàng thành và Tử Cấm Thành; hệ thống đàn miếu, chùa quán; hệ thống lăng tẩm của vua chúa; hệ thống phủ đệ; hệ thống báu vật cung đình; lễ hội cung đình và dân gian; nhã nhạc cung đình Huế; ca Huế và các hình thức âm nhạc dân gian truyền thống xứ Huế; ẩm thực xứ Huế. Sau đó, quy trình công nhận và bảo tồn các loại di sản văn hoá Huế cũng được giới thiệu.

Và vấn thứ cuối cùng rất thu hút sự quan tâm của sinh viên Khoa Du lịch đó là cách thức khai thác, biến các tài nguyên di sản văn hoá thành sản phẩm du lịch. Trong phần này, Diễn giả cho rằng: các sản phẩm du lịch di sản tại Huế mới chỉ dừng lại ở việc tham quan bản thân các di sản, các trưng bày hiện vật trong di sản và một số hoạt động lễ hội gắn liền với di sản được phục dựng mà chưa tạo được “trải nghiệm di sản” cho du khách như một số nước trên thế giới. Sau cùng, rất nhiều gợi ý về phát triển sản phẩm du lịch như: xây dựng bảo tàng ẩm thực – với ý tưởng ngoài việc trưng bày lịch sử ẩm thực thì đó có thể là nơi tạo trải nghiệm cho du khách; kết nối hệ thống giao thông công cộng giữa các điểm đến di sản và đồng thời tạo các điểm bán vé thuận tiện cho du khách…..

Qua buổi nói chuyện này, hi vọng sinh viên Khoa du lịch sẽ có được cái nhìn tổng thể về di sản văn hoá Huế, từ đó có nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc phát triển các sản phẩm du lịch.

Kết thúc buổi nói chuyện, đại diện sinh viên là bạn Lê Quý Thiện, lớp K50 Quản lý lữ hành 1 đã tặng hoa và phát biểu lời tri ân đối với Thầy Trần Đức Anh Sơn – Diễn giả của cuộc nói chuyện. Chúng tôi cho rằng kết thúc buổi nói chuyện là một sự mở đầu cho những cuộc gặp gỡ tiếp theo.

Phan Thị Diễm Hương – Bộ bôn Du lịch học

About admin

Tin liên quan

Công khai luận án tiến sĩ của NCS Lê Thị Tố Quyên

Thực hiện quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, Trường Du lịch – Đại …