Trang chủ / Đọc báo giùm bạn / Xây dựng tour “Du Lịch Xanh – Huế ” nhằm khôi phục khách nội địa

Xây dựng tour “Du Lịch Xanh – Huế ” nhằm khôi phục khách nội địa

Những địa điểm thú vị như cầu ngói Thanh Toàn, lăng vua Gia Long, Đại nội Kinh thành Huế được kết nối để tạo thành “Tour Du Lịch Xanh – Huế” đưa khách du lịch nội địa đến Huế sau đại dịch Covid.

Nhằm quảng bá để phục hồi ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trước mắt là phát triển du lịch nội địa, tiến đến phát triển du lịch quốc tế khi thị trường du lịch mở cửa, góp phần đưa du lịch Huế trở lại trạng thái ổn định trong bối cảnh “bình thường mới”, ngày 22/10, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế kết hợp với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành tổ chức khảo sát để xây dựng sản phẩm Tour “Du Lịch Xanh – Huế ” để khôi phục và quảng bá du lịch nội địa.

Địa điểm Hiệp hội du lịch muốn hướng đến khảo sát những nơi gắn liền với lịch sử, có giá trị thu hút khách du lịch trong địa bàn tỉnh bao gồm các địa điểm như Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy), lăng Vua Gia Long (xã Hương Thọ, TP Huế), Đại nội Kinh thành Huế (TP Huế),…
 1
Cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến đầu tiên khảo sát thực trạng du lịch. Đây là một địa điểm có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cầu ngói được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng.
 2
Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng nhằm dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người dân tha phương tạm dừng chân nghỉ ngơi.
 3
Bên cạnh cầu, từ năm 2015 có một Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn, trưng bày đầy đủ các loại nông, ngư cụ truyền thống và “kể” những câu chuyện sinh hoạt thôn quê, với sự trợ giúp kinh phí và phối hợp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

4
Khu vực vui chơi dân gian xưa với trò chơi “Bài chòi” được khảo sát và muốn phục dựng lại trò chơi trong thời gian tới, đồng thời Đoàn khảo sát cũng có ý tưởng đề xuất việc xây dựng thêm một nhà vệ sinh công cộng cho khách du lịch đến tham quan tại cạnh bãi đỗ xe du lịch ở di tích cầu ngói Thanh Toàn.

5
Lăng Vua Gia Long (thuộc địa phận xã Hương Thọ, TP Huế) là địa điểm mà Hiệp hội du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế muốn hướng đến để khảo sát nhằm quảng bá, phát triển ngành du lịch tỉnh trong bối cảnh “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19.

6
Đoàn khảo sát chỉ ra những địa điểm nổi tiếng về du lịch được ghi lại trên bản đồ du lịch lăng vua Gia Long để có cái nhìn tổng quan về việc khảo sát, phục hồi lại du lịch của tỉnh.

7
Dâng hương tại lăng vua Gia Long.
 8
Lăng vua Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng, là lăng mộ của vua Gia Long hoàng đế (1762-1820) – vị vua sáng lập ra triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm của nhiều người trong gia tộc của nhà vua, với trọng địa là khu lăng mộ của vua Gia Long và vợ Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

9
Cùng ngày, Đoàn cũng đã đến khảo sát địa điểm ở khu vực Đại nội Kinh thành Huế nhằm có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng du lịch tại các địa điểm trên, đồng thời có thể đưa ra một số giải pháp phát triển cho ngành du lịch nội tỉnh được phục hồi trạng tháng “bình thường mới” sau dịch Covid-19.
 10
Ông Đinh Mạnh Thắng – Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện nay, ngành du lịch trên cả nước đang được khởi động lại, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điểm đến an toàn và có nhiều điều kiện để khôi phục lại du lịch. Chúng tôi đã kết hợp với Hội Lữ hành và các Công ty Lữ hành tổ chức tour Du lịch Huế – Xanh để kết nối các điểm đến nổi tiếng khi đảm bảo các tiêu chí an toàn để đón khách trong thời gian tới.

Chúng tôi luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách từ khâu vận chuyển, đón đưa, nơi lưu trú, ăn uống và đặc biệt là các điểm tham quan. Trên cơ sở này, chúng tôi sẽ kết hợp với báo chí để quảng bá cho du khách được biết, chúng tôi sẽ mời Đoàn khảo sát trong và ngoài nước đến để khảo sát và trên cơ sở đó sẽ đánh giá lại để xây dựng các sản phẩm du lịch, ít nhất là vài tour thử nghiệm gồm các tour 3 ngày 2 đêm hoặc 4 ngày 3 đêm… để quảng bá cho du lịch tỉnh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đi đầu, chủ động thích ứng linh hoạt trong vấn đề xây dựng các tour, tuyến du lịch mới xanh Huế để sớm góp phần cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển”.

11
Ông Đinh Mạnh Thắng chia sẻ với PV báo chí về cuộc khảo sát du lịch để xây dựng sản phẩm Tour “Du Lịch Xanh – Huế “. Đây là một cuộc khảo sát rất phù hợp để tái khởi động lại du lịch nội tỉnh sau thời gian dịch bệnh kéo dài.

 Nguồn: https://dantri.com.vn

About admin

Tin liên quan

Bùng nổ khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm 2024

Du lịch Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ khách quốc tế với hơn …