Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / Đại học Huế duy trì vị trí 401 – 450 Châu Á trong bảng xếp hạng QS Châu Á 2022

Đại học Huế duy trì vị trí 401 – 450 Châu Á trong bảng xếp hạng QS Châu Á 2022

Sớm hơn mọi năm, chiều ngày 02/11/2021 (giờ Việt Nam), tổ chức QS (Quacquarelli Symonds Ltd.) đã công bố bảng xếp hạng đại học Châu Á 2022 (QS Asia University Rankings 2022). Đại học Huế duy trì vị trí 401 – 450 của Châu Á, xếp thứ 6 trong 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong danh sách. 

 Dù thứ hạng vẫn duy trì ở nhóm 401-450 như kỳ xếp hạng QS Châu Á 2021, nhưng các số liệu xếp hạng cho thấy Đại học Huế đã có sự đi lên qua từng năm:
  QS Asia 2019 QS Asia 2020 QS Asia 2021 QS Asia 2022
– Thứ hạng của ĐH Huế 451-500 451-500 401-450 401-450
– Vị trí tương đối của ĐH Huế (thuộc nhóm top) 90% 81% 60% 59%
– Điểm xếp hạng của ĐHH so với trung bình Châu Á -67.3% -63.3% -51.8% -40.7%
– Điểm xếp hạng của ĐHH so với trung bình Việt Nam -53.50% -49.20% -28.0% -21.5%

Các tiêu chí của Đại học Huế có điểm và thứ hạng năm nay tăng so với năm 2021 gồm: Uy tín trong giới tuyển dụng (Employer reputation), Uy tín trong giới khoa học (Academic reputation), Kết nối nghiên cứu quốc tế (International Research Network), Số trích dẫn trên bài báo (Citations per paper). Trong khi đó, do điều kiện đại dịch COVID-19, các tiêu chí liên quan đến trao đổi sinh viên, giảng viên quốc tế hầu như không thay đổi hoặc bị giảm.

Năm nay, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học có trong bảng xếp hạng. Ba vị trí đầu bảng lần lượt là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thứ 142), Đại học Quốc gia Hà Nội (thứ 147) và Đại học Quốc gia Tp. HCM (thứ 179).

20211102_172242_qs_asia_2022_vnTham gia kỳ xếp hạng 2022 của QS Châu Á có 687 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 40 đơn vị mới tham gia lần đầu. Tiêu chí và trọng số tính điểm xếp hạng QS Châu Á 2022 vẫn giữ như 2021:

  1. Uy tín trong giới khoa học (khảo sát toàn cầu), trọng số 30%
  2. Uy tín trong giới sử dụng lao động (khảo sát toàn cầu), trọng số 20%
  3. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên, trọng số 10%
  4. Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ, trọng số 5%
  5. Số trích dẫn trên đầu bài báo (dữ liệu Scopus), trọng số 10%
  6. Số bài báo trên đầu giảng viên (dữ liệu Scopus), trọng số 5%
  7. Kết nối nghiên cứu quốc tế, trọng số 10%
  8. Giảng viên quốc tế, trọng số 2,5%
  9. Sinh viên quốc tế, trọng số 2,5%
  10. Sinh viên trao đổi nhận vào, trọng số 2,5%
  11. Sinh viên trao đổi gửi đi, trọng số 2,5%.

(Nguồn: https://hueuni.edu.vn)

About admin

Tin liên quan

Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ năm 2024

Trong những năm vừa qua, Trường Du lịch – Đại học Huế luôn là “địa …