Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / Nâng cao nhận thức về vai trò các bên trong việc phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Huế

Nâng cao nhận thức về vai trò các bên trong việc phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Huế

     Trong thời gian vừa qua, bên cạnh các nghị quyết, quyết định và chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương các vấn đề liên quan nhằm biến Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức đóng góp lớn và thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Tôi nhận thấy, thành phố cũng đã triển khai khá nhiều hoạt động hưởng ứng và cả chủ đạo để hiện thực hóa các chính sách cũng như góp phần phát triển du lịch bằng mọi sự nỗ lực của bản thân mình. Có thể kể ra đây một số hành động cụ thể tiêu biểu như kiến tạo – đầu tư – xây dựng Phố đêm du lịch; hình thành trục đường văn hóa nghệ thuật Trường Tiền; lấy ý kiến rộng rãi trong quần chúng nhân dân về festival làng nghề, tạo các chính sách thông thoáng cho nhà đầu tư mới, dũng cảm trấn an và đối diện với dư luận trong một số dự án và chủ trương phát triển du lịch, nhằm góp phần tạo niềm tin với nhà đầu tư cũng như trong quần chúng nhân dân được tiếp cận thông tin đầy đủ và hợp tác hơn. Việc này đã tạo ra những sự chuyển biến bước đầu về nhận thức cho dân và cả du khách, ngoài những con số thống kê bước đầu trong 6 tháng đầu năm về sự tăng trưởng lượt khách tham quan và lưu trú, thì thông qua các kênh ban đầu tiếp xúc như hướng dẫn viên, nói chuyện trực tiếp… các du khách đã liên tiếp có những nhận xét tích cực về Huế, đặc biệt là không khí ban đêm ở một vài tuyến phố đã sinh động và đa dạng hơn, thú vị và nhiều màu sắc, bớt nhàm chán hơn …

     Tuy nhiên, theo góc độ cá nhân tôi, chúng ta còn đối diện với nhiều thách thức nổi cộm, đó là nạn ăn xin tuy có giảm nhưng chưa dứt, bán hàng rong tùy hứng, chèo kéo – đeo bám khách hàng, nói thách và chém giá không có tính hấp dẫn, đặc biệt là vấn nạn RÁC THẢI mà tương lai là các loại ô nhiễm môi trường: bụi, khói, âm thanh … do sinh hoạt chung, bên cạnh đó là sự phát tán các thông tin tiêu cực từ các phương tiện và góc nhìn cá nhân tạo ra trên các mạng xã hội làm giảm đi rất nhiều sự hấp dẫn thực thụ từ một vùng đất du lịch, sự thờ ơ trong việc phối kết hợp các bên trong công cuộc chấn chỉnh hình ảnh chung của thành phố khiến các vấn đề có vẻ như càng nan giải hơn, sự lôi kéo nhà đầu tư tham gia tuy đã có tích cực nhưng việc các cư dân thành phố nhiệt tình hưởng ứng hơn trong việc đồng hành cũng khát khao phát triển của lãnh đạo còn hạn chế cũng góp phần hạn chế tính hiệu quả của công tác này… Bên cạnh đó, các thông điệp truyền thông về một địa bàn đất học – di sản – văn hóa nó giảm sút mạnh cũng từ những biểu hiện này mà ra… và còn khá nhiều vấn đề khác còn tồn tại chưa thống kê hết … và đặc biệt là một nền văn hóa ứng xử còn quá “xa lạ” với du khách mà lý ra nó không nên tồn tại ở một thành phố Văn hóa – Di sản – Du lịch như Huế chúng ta.

     Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch, dù có cố công phát triển các sản phẩm thật đa dạng và nhiều màu sắc, nhưng nếu chúng ta không kiến tạo ra được một môi trường hoàn chỉnh, đặc sắc và có tính cạnh tranh cao từ người dân cho đến chính quyền thì hoàn toàn chúng ta không thể phát huy tối đa khả năng khai thác sản phẩm đó, dẫn đến trì trệ, thiếu đột phá, thiếu sự duy trì vòng đời của sản phẩm, sản phẩm có nguy cơ chết yểu hoặc sống lay lắt, nhà đầu tư trở nên nhụt chí …

     Qua đó, tôi thấy rằng, việc để đồng tâm hiệp lực, nhận thức xây dựng sản phẩm là điều đương nhiên làm, nhưng điều cần phải làm trước tiên là thay đổi hoặc là kiến tạo lại tổng thể và thậm chí là chi tiết (nếu được) vai trò các bên liên can trong địa bàn, để cùng nhau xây dựng – hợp tác và phát triển; cùng chung tay phát triển du lịch, vốn dĩ cốt lõi nó là cộng đồng dân cư đóng góp công sức và hình thành nên nó một cách đặc sắc như ở Huế chúng ta, vậy cần Thay đổi về nhận thức phát triển du lịch/bản chất của du lịch.

ThS Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Bộ môn Lữ hành & HDDL 

 

 

 

About Khoa Lữ hành

Tin liên quan

Hội nghị “Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2023”

Ngày 28/3/2024, Trường Du lịch- Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị “Nghiên cứu …