Trang chủ / Tin tức / Tin HUHT / PGS. TS. Trần Hữu Tuấn tham gia Chuyến công tác tại tỉnh Gifu và Thành phố Takayama, Nhật Bản

PGS. TS. Trần Hữu Tuấn tham gia Chuyến công tác tại tỉnh Gifu và Thành phố Takayama, Nhật Bản

Trong khuôn khổ nội dung hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Gifu, Nhật Bản được ký kết từ cuối năm 2016 và trao đổi trong chuyến thăm của đoàn Tỉnh trưởng Gifu, Tổ Công tác Thừa Thiên Huế – Gifu đã được thành lập – Khoa Du lịch. Đại học Huế là thành viên – đã triển khai một số hoạt động trong đó có chương trình khảo sát tại Gifu.

Trong tháng 11 vừa qua, Tổ công tác đã thực hiện chuyến công tác thăm và nghiên cứu thực tế cách tiếp cận, học hỏi phương pháp phát triển du lịch thông qua bảo tồn cảnh quan và hình thành quy chế riêng lắp đặt bảng hướng dẫn trong và ngoài khu vực di tích của tỉnh Gifu, Nhật Bản. Thành viên Tổ Công tác trong chuyến viếng thăm lần này bao gồm: Ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở Du lịch, PGS.TS. Trần Hữu Tuấn, Khoa Trưởng Khoa Du lịch – Đại học Huế, Ông Nguyễn Phước Hải Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bà Tôn Nữ Ngọc Ý Nhi – Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ, Ông Nguyễn Văn Hoàng –Phòng Văn hóa thông tin, UBND Thành phố Huế.

Vào sang 25/11, đoàn đã có chuyến viếng thăm, gặp gỡ và chào xã giao Giáo sư Hisataka Moriwaki, Hiệu trưởng Đại học Gifu cùng các giáo viên của trường Đại học này. Hơn nữa, đoàn đã có buổi làm việc với TS. Mayumi Matsui – giáo viên của Đại học Gifu về việc đánh giá các poster dự thi “Thiết kế Poster quảng bá du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019” của sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế, cũng như tiếp nhận các góp ý về việc xây dựng thương hiệu du lịch cho Huế.

anh-1Ảnh 1: Tổ Công tác tỉnh Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm cùng Hiệu trưởng Đại học Gifu (Từ trái sang phải: Ông Nguyễn Văn Hoàng, PGS.TS. Trần Hữu Tuấn, Khoa Trưởng Khoa Du lịch, Ông Nguyễn Văn Phúc, Ông Hisataka Moriwaki, Bà Tôn Nữ Ngọc Ý Nhi và Ông Nguyễn Phước Hải Trung)

Cùng ngày, đoàn đã có buổi gặp gỡ và giới thiệu về đặc trưng của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, giới thiệu về Khoa Du lịch – Đại học Huế và giao lưu ý kiến với các giáo viên học sinh Trường Trung học Seiki, Nhật Bản.

anh-2Ảnh 2: Tổ Công tác giao lưu chia sẻ thông tin với giáo viên và học sinh Trường Trung học Seki, Nhật Bản

anh-3Ảnh 3: PGS.TS.Trần Hữu Tuấn xuất hiện trên Tuần báo tỉnh Gifu, Nhật Bản

Cũng trong chuyến viếng thăm lần này, Tổ công tác Thừa Thiên Huế đã gặp gỡ và chào xã giao Ông Ryosuke Nishikura, Phó Thị trưởng thành phố Takayama. Nội dung cuộc gặp lần này chính là triển khai dự án liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản, giao lưu Festival giữa thành phố Huế và thành phố Takayama. Hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Huế và Đại học Gifu.

anh-5Ảnh 4: Tổ Công tác tỉnh Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm cùng Ông Ryosuke Nishikura, Phó thị trưởng thành phố Takayama.

Tổ công tác đã làm việc với Ông Riku Angata thuộc Công ty du lịch Meitetsu, trình bày giới thiệu về các điểm đến du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và các sự kiện văn hóa tiêu biểu như Festival văn hóa quốc tế vào năm chẵn và Festival nghề truyền thống vào năm lẻ, gửi các ấn phẩm quảng bá để công ty có thể nghiên cứu và khai thác thêm các tour đến Huế cho khách Nhật, nhất là kéo dài lưu trú của khách Nhật tại Huế.

anh-5Ảnh 5: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn cùng Ông Nguyễn Văn Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động tại tỉnh Gifu và thành phố Osaka, Nhật Bản

Chương trình công tác của đoàn tại Gifu, Nhật Bản đã đạt được kết quả tốt, thể hiện được sự phối hợp hiệu quả giữa Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, UBND thành phố, Trung tâm BTDT và Khoa Du lịch – Đại học Huế với Sở Ngoại vụ & Du lịch Gifu, chính quyền thành phố Takayama và Đại học Gifu nhằm cụ thể hóa các mục trong Biên bản hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Gifu được ký kết từ tháng 12 năm 2016 và nội dung trao đổi giữa lãnh đạo 02 tỉnh trong chuyến thăm Thừa Thiên Huế của Tỉnh trưởng tỉnh Gifu trong tháng 11/2018; góp phần thúc đẩy kế hoạch hành động về hợp tác phát triển và quảng bá du lịch của 2 địa phương dựa vào di sản văn hóa trong thời gian tới. Đặc biệt, đoàn đã tiếp thu, học tập được nhiều kinh nghiệm bổ ích về bảo tồn phát huy giá trị di sản phục vụ du lịch, công tác định hướng chiến lược và xây dựng sản phẩm phát triển du lịch địa phương, bảo tồn cảnh quan và hướng dẫn lắp đặt bảng hướng dẫn trong và ngoài khu vực di tích để áp dụng vào thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.

HTQT.

About KHCN&HTQT

Tin liên quan

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch – Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để …